GIỚI THIỆU
Các rối loạn tăng động giảm chú ý là gì? con thường có những biểu hiện hành vi như thế nào?
Theo cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn Tâm thần (DSM-5), ADHD có 3 dạng
Giảm chú ý, nhưng không tăng động hoặc bốc đồng.
Tăng động và bốc đồng, nhưng có thể vẫn chú ý.
Giảm chú ý, tăng động và bốc đồng (dạng ADHD phổ biến nhất).
Sự khởi phát thường xảy ra trước khi trẻ 4 tuổi và không thay đổi trước 12 tuổi. Tuổi cao nhất để chẩn đoán là từ 8 – 10 tuổi; tuy nhiên, những trẻ ở dạng giảm chú ý có thể không chẩn đoán được cho đến sau tuổi vị thành niên.
Các triệu chứng và dấu hiệu ADHD chính bao gồm: Mất chú ý, Hấp tấp bốc đồng, Tăng động.
Giảm chú ý có xu hướng xuất hiện khi trẻ tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý, thời gian phản ứng nhanh, quan sát và nhận biết, lắng nghe một cách có hệ thống và liên tục.
Tính hấp tấp, bốc đồng đề cập đến các hành động vội vàng có khả năng dẫn đến kết quả tiêu cực (ví dụ ở trẻ em, chạy qua đường mà không quan sát; ở thanh thiếu niên và người lớn, đột nhiên nghỉ học hoặc nghỉ việc mà không nghĩ đến hậu quả).
Tăng động gồm các hoạt động vận động quá mức. Trẻ em, đặc biệt là những trẻ bé, có thể gặp khó khăn khi ngồi yên (ví dụ như ở trường học hoặc nhà thờ). Bệnh nhân lớn tuổi có thể chỉ đơn giản là bồn chồn, thao thức hoặc nói nhiều – đôi khi đến mức làm những người xung quanh cảm thấy mệt mỏi.
Khi con mắc các biểu hiện sau cha mẹ cần cấp thiết cẩn trọng
Chậm ngôn ngữ.
Không thể tập trung và hoạt động hành vi liên tục.
Thường xuyên xung đột, mâu thuẫn với bạn bè.
Dễ nổi nóng, tức giận mất kiểm soát.
Không phân biệt nguy hiểm, lao như thiêu thân khi ra ngoài.
Gào thét, đòi hỏi mất kiểm soát.
Không thể tự ngồi học, không muốn học và kêu ca, phàn nàn, đổ lỗi.
Nhiều các biểu hiện bất ổn khác không thể tự lập, hoàn thành nhiệm vụ.
Phản kháng, chống đối không hợp tác
Đây là các biểu hiện và hành vi của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở con trẻ. Mặc dù ADHD là một rối loạn phát triển thần kinh, không được coi là khuyết tật trí tuệ nhưng sẽ là rào cản đối với sự phát triển về nhân cách của trẻ sau này. Trẻ em cần sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ để phát triển một cách toàn diện.
Cha mẹ phải có một cái đầu tỉnh táo để có chiến lược đúng với con mình.
Sai lầm hiện nay là các trung tâm luôn chỉ có một phương pháp dạy như nhau dành cho tất cả các con tự kỷ, tăng động, chậm như nhau. Đặc biệt không có lộ trình mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn để phục hồi và phát triển cho con mà chỉ dựa vào yếu điểm của con để thực hiện can thiệp nhỏ lẻ tạm thời. Đó là nguồn cơn con chậm thay đổi hoặc phình ra rất nhiều các yếu điểm khác nặng hơn cho các độ tuổi tiếp theo.
Hãy nhớ rằng rối loạn tăng động giảm chú ý là rào cản lớn cho sự được phát triển đúng của con. Thậm chí nếu không điều trị dứt điểm sẽ phát triển sang các ngưỡng bất ổn tâm lý khác khó hơn.
Không thể cứ bản năng can thiệp mà chưa biết được con mình thực tế bị như vậy là từ đâu. Vì vậy, để không mất đi cơ hội phục hồi và cơ hội được phát triển đúng cha mẹ phải truy tìm được nguyên nhân gốc từ con, từ nguyên nhân môi trường gia đình, môi trường lớp học để có phương pháp áp dụng đúng với chính con mà không phải là sự cóp nhặt từ các đứa trẻ khác, cha mẹ khác.
Mỗi con trẻ là mỗi màu sắc khác nhau nên phải có lộ trình và kế hoạch phát triển đúng với con trong từng độ tuổi vì mỗi độ tuổi sẽ có giới hạn cần đưa vào phát triển những gì để tăng tốc cơ hội hấp thụ phát triển chứ không phải cứ nhàng nhàng để con không còn khả năng lấy lại và phát triển theo tuổi.
Không bao giờ chủ quan hoặc từ bỏ khi nghĩ rằng con như vậy nên phải chấp nhận, con chỉ vậy thôi nên phải chấp nhận… Vì sự chấp nhận trong hiện tại này của cha mẹ sẽ là sự khổ sở của con, khổ sở của cả cha mẹ trong cả cuộc đời.
Không bao giờ có suy nghĩ con có vấn đề nên chỉ can thiệp vấn đề đó để rồi lạc lối khi giới hạn con lại, tiếp tục nuôi dưỡng các yếu kém gốc mà con khó thể phát triển tốt hơn theo tuổi đến khi phát hiện thì con đã hết khả năng phục hồi và chắc chắn không thể có khả năng để phát triển tốt hơn.
Tại sao những người mắc bệnh hiểm nghèo thì gia đình thường tìm đủ mọi cách vì lo sợ kết cục đau lòng. Nhưng tại sao con có vấn đề lại cho rằng chấp nhận con chỉ vậy thôi. Đó là sự ấu trĩ hại con, hại mình…
HẬU QUẢ KHI TRẺ BỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Khi trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) tính cách thường dễ nổi nóng, giận dữ, tâm lý khó kiềm chế được cảm xúc, do vậy dẫn đến hành vi xô xát, đánh bạn hoặc làm tổn thương ngay cả với những người thân trong gia đình. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, mất tập chung, không học được, tương tác xã hội kém. Bên cạnh đó, tính cách này làm cho trẻ bị bạn bè xa lánh không có bạn thân.
Ngoài những hậu quả thường thấy ở trẻ bị ADHD là trẻ bị suy giảm thành tích học tập, khó khăn trong các mối quan hệ gia đình, xã hội. Trẻ cũng thường hoạt động quá mức cần thiết, khó kiểm soát và dễ xung đột chống đối thì đi kèm với nó là các biểu hiện rối loạn tâm lý khác như tâm lý chống đối (ODD) và rối loạn cư xử (CD) kết hợp với trầm cảm…Nếu không được can thiệp sớm thì có nguy cơ chuyển sang tâm thần phân liệt.
SỰ KHÁC BIỆT TẠI Dr PSY VIỆT NAM
Chẩn đoán đúng và truy tìm được nguyên nhân gốc
Hầu hết các cha mẹ khi đến với Dr PSY Việt Nam đã cho con đi khám khắp mọi nơi nhưng không có bất kỳ nơi nào cho họ biết đúng về các nguyên nhân từ đâu khiến con như vậy thậm chí chẩn đoán sai.
Ở tại Dr PSY Việt Nam các chuyên gia, bác sĩ sẽ cho các cha mẹ biết được ngọn nguồn các vấn đề của con, đặc biệt các nguyên nhân từ con, từ môi trường gia đình…, từ đó có chiến lược trị liệu đúng cho con.
Có chiến lược với lộ trình mục tiêu rõ ràng để phục hồi và phát triển song song cho con
Không thể mắc sai lầm khi cứ can thiệp mà chẳng biết mục tiêu là gì
Không thể mắc sai lầm khi chú trọng một thứ này can thiệp cho con nhưng hỏng nhiều thứ khác mà phải đến các độ tuổi tiếp theo mới phát hiện thì đã muộn.
Không thể mắc sai lầm khi không có một chiếc lược mục tiêu dài đủ để con được phục hồi và phát triển song song đúng hướng.
NỘI DUNG TRỊ LIỆU & PHÁT TRIỂN CHO CON KHÁC BIỆT
Với con: Được trị liệu và phát triển song song
Trị liệu rối loạn tăng động giảm chú ý và các vấn đề của con đồng thời phát triển song song các vấn đề tương đồng nhằm bổ trợ cho sự phục hồi nhanh và quan trọng nhất là không chậm lại sự phát triển khác mà lẽ ra con phải được có cơ hội.
Phát triển sớm các chỉ số toàn diện cho con: Tư duy, tính cách, tâm lý, cảm xúc, hành vi, kỹ năng, khả năng để giúp con có cơ hội kịp theo độ tuổi và tốt nhất.
Với cha mẹ: Được hướng dẫn phương pháp từ giáo viên, chuyên gia
Cha mẹ được hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp để tương tác với con ở nhà nhằm tăng tốc khắc phục các yếu điểm của con sau mỗi buổi học từ đó giúp con phục hồi nhanh, phát triển tốt nhất.
Hàng tháng cha mẹ nhận được đánh giá tổng quát tình trạng thay đổi và phát triển của con đồng thời sẽ họp với chuyên gia để có các mục tiêu trị liệu, phát triển cho con trong tháng tiếp theo.
Chuyên gia hướng dẫn nhất quán các mối quan hệ gia đình từ ông bà, bố mẹ để cùng đồng nhất phương pháp trị liệu giúp con phục hồi nhanh nhất, phát triển toàn diện nhất.
Cam kết đầu ra
Cam kết cha mẹ có phương pháp trọn đời trị liệu phát triển cho con trong từng độ tuổi để không phải loay hoay và đi sai hướng khiến con mất cơ hội phục hồi và bị thui chột.
Cam kết con thay đổi tích cực có kỹ năng và khả năng hòa nhập và khắc phục được các nhược điểm của bản thân khi theo đúng kế hoạch, lộ trình và phương pháp.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Chương trình dành cho các con từ 4 tuổi đến 14 tuổi với lộ trình riêng theo tuổi