Ngày nay khi mà xã hội phát triển cuộc sống đầy đủ về vật chất nhưng đồng thời chúng ta phải đối mặt với nguy cơ tâm lý ở trẻ em và người lớn rất là nhiều. Đặc biệt, ở trẻ em khi phải đối mặt với các hội chứng khác nhau của sự rối loạn phát triển.

Khi người nhà, con cái gặp vấn đề về tâm lý chúng ta hoang mang với những thông tin quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, những lời mời chào, tin vào đó và đi rất nhiều nơi để tham khảo chỉ để mong có một nơi tốt nhất lại không như mong đợi. Mất tiền, mất công sức, mất thời gian nhưng vẫn không có tiến triển, dậm chân tại chỗ có khi bị tụt lùi và nặng thêm. Biết tới điều này. Phòng khám chuyên khoa tâm thần Dr PSY Việt nam với mong muốn phục vụ cộng đồng với đường lối đúng đắn nhất là đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu, tư vấn trị liệu thực tế cùng đội ngũ Bác sĩ-Chuyên gia tâm lý, chuyên viên chăm sóc là những người tâm huyết, luôn theo sát đón đầu từng con để phát hiện tư duy, tính cách, tâm lý, hành vi nhằm mục đích trị liệu dứt điểm.

TẠI SAO CHỌN KHÁM TẠI Dr PSY VIỆT NAM?

Tự tin là đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu, tư vấn trị liệu thực tế cùng đội ngũ Bác sĩ-Chuyên gia tâm lý, chuyên viên chăm sóc là những người tâm huyết, luôn theo sát đón đầu từng con để phát hiện tư duy, tính cách, tâm lý, hành vi nhằm mục đích trị liệu dứt điểm. Là nơi duy nhất chẩn đoán không theo cảm tính hay nhận diện con từ cha mẹ mà đánh giá tỉ mỉ từ con để có chẩn đoán đúng, kèm truy tìm nguyên nhân gốc, bóc tách từng vấn đề và có chiến lược trị liệu. Nghiên cứu các phương pháp trên từng màu sắc của con để can thiệp trị liệu chứ không dập khuân máy móc, không dùng thuốc để không hủy hoại đi não bộ và tình thần của con trẻ đặc biệt.

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Khi con có các biểu hiện sau cần khám – sàng lọc sớm cho trẻ

 Thường dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài.

 Thường quên làm các công việc hằng ngày.

 Thường ít chú ý bài giảng trong suốt thời gian học tập.

 Thường khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức.

 Thường không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động khác.

 Thường khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi.

 Thường có vẻ không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp.

 Thường không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc nhà, hoặc các trách nhiệm nơi làm việc (không phải do hành vi chống đối hoặc không có khả năng hiểu hướng dẫn).

 Thường né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần trong thời gian dài (như làm bài tập ở trường hoặc bài tập về nhà).

 Thường để thất lạc những vật dụng cần để làm việc hoặc vui chơi (đồ chơi, dụng cụ học tập, bút chì, sách vở).

Hậu quả

Khi trẻ bị hội chứng này tính cách thường dễ nổi nóng, giận dữ, tâm lý khó kiềm chế được cảm xúc, do vậy dẫn đến hành vi xô xát, đánh bạn hoặc làm tổn thương ngay cả với những người thân trong gia đình. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, mất tập chung, không học được, tương tác xã hội kém. Bên cạnh đó, tính cách này làm cho trẻ bị bạn bè xa lánh không có bạn thân.

Khi nào trẻ nên khám

 Đối với trẻ từ 2-5 tuổi cần sàng lọc sớm nguy cơ bất ổn của sự rối loạn phát triển.

 Đối với trẻ từ 6 tuổi trở đi cần sàng lọc sớm và tư vấn ngăn chặn rối loạn phát triển, tính cách, hành vi để trẻ được phát triển đúng hướng.

RỐI LOẠN NGÔN NGỮ – CHẬM NÓI

Khi con có các biểu hiện sau cần khám – sàng lọc sớm cho trẻ

 Từ 3 – 6 tháng: Trẻ không chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Không quay đầu về phía có tiếng động phát ra. Không phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau.

 Từ 6 – 9 tháng: Không nói được 2 âm khác nhau như ‘ma ma’, ‘da da’.

 Từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm ‘ê’ ‘a’ kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. Tùy theo mỗi trẻ nhưng khi được khoảng mười một tháng hay một tuổi có trẻ nói được khoảng hai ba từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà nhưng trẻ chậm nói thì không.

 Từ 12 – 15 tháng: Trẻ không thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.

 Từ 15 – 18 tháng: Trẻ không sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau.

 Từ 18 tháng đến 2 tuổi: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối. Nhưng đối với trẻ chậm nói thì không.

 Từ 2 – 3 tuổi: Nói rất ít, đến 3 tuổi trẻ chưa thể tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ chưa biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.

Trẻ bình thường trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không. Sau giai đoạn này trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic. Trẻ chậm nói thì không.

 Từ 3 – 4 tuổi: Trẻ bình thường nói được các câu phức tạp, bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao,…đối với trẻ chậm nói thì chưa thể.

Hậu quả

Trong giai đoạn trẻ từ 3 tuổi trở về là đang trong giai đoạn vàng, nếu trẻ chậm nói không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai, giao tiếp diễn đạt gặp khó khăn thì việc phát triển trí tuệ, vận động, nhận thức xã hội cũng vô cùng hạn chế. Thậm chí khi không nói được, nói kém con trẻ sẽ khó có bạn chơi, khó tương tác. Từ đó chệch hướng tính cách tâm lý, hành vi, nhận thức.

Khi nào trẻ nên khám

 Đối với trẻ từ 2-5 tuổi cần sàng lọc sớm nguy cơ bất ổn của sự rối loạn phát triển.

 Đối với trẻ từ 6 tuổi trở đi cần sàng lọc sớm và tư vấn ngăn chặn rối loạn phát triển, tính cách, hành vi để trẻ được phát triển đúng hướng.

CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Khi con có các biểu hiện sau cần khám – sàng lọc sớm cho trẻ

 Chậm thu nhận các kiến thức và kỹ năng mới.

 Hành vi chưa chín chắn.

 Giảm kĩ năng tự chăm sóc bản thân.

 Không được dạy về các hành vi có trách nhiệm với xã hội.

 Cài đặt giới hạn không nhất quán.

 Tiếp tục lặp lại các hành vi không đúng.

 Khả năng giao tiếp kém.

 Khó chịu do các rối loạn về thể chất và tâm thần cùng tồn tại như trầm cảm hoặc lo lắng.

Khi nào trẻ nên khám

 Đối với trẻ từ 2-5 tuổi cần sàng lọc sớm nguy cơ bất ổn của sự rối loạn phát triển.

 Đối với trẻ từ 6 tuổi trở đi cần sàng lọc sớm và tư vấn ngăn chặn rối loạn phát triển, tính cách, hành vi để trẻ được phát triển đúng hướng.

Hậu quả

Nếu trẻ có dấu hiệu này mà không được quan tâm điều trị thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh hoạt hàng ngày và học tập của con bị giảm sút, bị bạn bè chê cười xa lánh, không theo kịp các bạn ảnh hưởng đến cả cuộc đời con thậm chí con không thể học.

TRẺ BỊ KHUYẾT HỌC TẬP, HỌC KHÔNG VÀO

Khi con có các biểu hiện sau cần khám- sàng lọc sớm cho trẻ

 Trẻ chậm nói

 Có vấn đề về phát âm.

 Khó khăn khi học từ mới.

 Khó khăn khi học đọc.

 Kém tập trung.

 Khó khăn khi làm theo chỉ dẫn.

 Khó khăn khi cầm bút.

 Khó cài cúc kéo khóa hay buộc dây.

 Khó khăn khi học các con số, học chữ cái, các ngày trong tuần hoặc sắc màu và hình dạng.

Hậu quả

Nếu con có dấu hiệu khuyết học tập nhưng không được can thiệp học tập sớm thì hậu quả vô cùng, trẻ không tập trung học được, người lúc nào cũng như trên mây, không tiếp thu… điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cho cả cuộc đời con.

Khi nào trẻ nên khám

 Đối với trẻ từ 2-5 tuổi cần sàng lọc sớm nguy cơ bất ổn của sự rối loạn phát triển.

 Đối với trẻ từ 6 tuổi trở đi cần sàng lọc sớm và tư vấn ngăn chặn rối loạn phát triển, tính cách, hành vi để trẻ được phát triển đúng hướng.

TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Khi con có các biểu hiện sau cần khám – sàng lọc sớm cho trẻ

 Trẻ ít giao tiếp bằng mắt

 Trẻ lờ đi, ít đáp ứng khi được gọi tên

 Thích chơi một mình, ít chơi tương tác với trẻ khác. Trẻ không biết hoặc hiếm khi chia sẻ những sở thích của mình với người khác

 Trẻ ít hoặc không có những cử chỉ điệu bộ để giao tiếp như chào, tạm biệt, lắc đầu, gật đầu, xua tay, ạ, xin…

 Kém chú ý chung như nhìn theo tay chỉ, làm theo hướng dẫn, chỉ bằng ngón trỏ thứ mình muốn hoặc quan tâm

 Trẻ ít cười đáp lại, ít biểu lộ cảm xúc trên nét mặt hoặc cảm xúc không phù hợp.

 Chậm nói, không nói hoặc nói ít, phát âm vô nghĩa.

 Hành vi định hình: đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn ngiêng, lắc lư người, cho tay vào miệng, vỗ tay, chạy đi chạy lại, nhảy lên nhảy xuống…

 Những thói quen thường gặp là: quay bánh xe, quay đồ chơi, gõ đập đồ chơi, nhìn các thứ chuyển động, đóng mở cửa nhiều lần, giở sách xem lâu, tháo rời đồ vật tỉ mỉ, xếp các thứ thành hàng…

 Những ý thích bị thu hẹp thể hiện như: cuốn hút nhiều giờ xem ti vi quảng cáo, luôn cầm nắm một thứ trong tay như bút, que, giấy, chai lọ, đồ chơi có mầu ưa thích…

Khi nào trẻ nên khám

 Đối với trẻ từ 2-5 tuổi cần sàng lọc sớm nguy cơ bất ổn của sự rối loạn phát triển.

 Đối với trẻ từ 6 tuổi trở đi cần sàng lọc sớm và tư vấn ngăn chặn rối loạn phát triển, tính cách, hành vi để trẻ được phát triển đúng hướng.

Hậu quả

Trẻ thường gặp những rắc rối từ giao tiếp, không biết đọc biểu cảm trên khuôn mặt của người khác và tránh tiếp xúc ánh mắt của người khác, nhiều trẻ còn không thích người khác động vào người của mình. Trẻ mất nhiều thời gian hơn những trẻ bình thường khác khi tập nói hoặc không thích nói. Đặc biệt là trẻ chỉ hứng thú với một điều duy nhất, lặp lại những hành động nhiều lần. Điều này lâu dần con sẽ bị tử kỷ, có suy nghĩ và cảm xúc không tốt, ảnh hưởng đến việc học tập của con, không tiếp xúc không muốn chơi với bạn bè hoặc bị bạn bè cô lập, chế giễu bắt nạt…hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

ĐĂNG KÝ TƯ KHÁM

Dr PSY Việt Nam - Đăng ký tư vấn
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat