Menu Đóng

Cảnh báo gây tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có tốc độ lây lan nhanh và dễ có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm không được phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng của trẻ được gây ra chủ yếu bởi 2 chủng Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Theo từng giai đoạn phát triển của bệnh, dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, các dấu hiệu này đều rất dễ nhận biết. 

Sốt

Sốt là dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ xuất hiện đầu tiên. Sốt cao hoặc sốt nhẹ, cơn sốt thường kéo dài liên tục trong khoảng 2 ngày và kèm theo là cảm giác mệt mỏi, đau họng. Bố mẹ thường chưa thể phát hiện ra bệnh khi con bị sốt bởi các dấu hiệu ở giai đoạn này tương đồng với bệnh cảm cúm thông thường. 

Nổi bóng nước trên da 

Nổi bóng nước chuyên vùng da là dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ rất điển hình. Các mụn bọc sẽ xuất hiện ở mọi vị trí trên da bé như: quanh mép miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưng, phía bên trong má, vùng mông và thậm chí ở sát hậu môn,… 

Ban đầu, các vết bóng nước chỉ xuất hiện như các nước phát ban nhỏ, có màu đỏ mờ và phẳng. Sau đó, các vết này có xu hướng nổi phồng lên trở thành bóng nước chứa chất dịch bên trong. 

Đôi khi cha mẹ sẽ rất khó phát hiện tình trạng bệnh của bé nếu mụn nước xuất hiện ở vị trí đặc biệt như: trong cổ họng, vòm miệng, đầu lưỡi,… Điều này sẽ làm cản trở đến quá trình ăn uống của trẻ, khiến trẻ trở nên biếng ăn và không muốn đụng đến đồ ăn. Thậm chí, trẻ có thể nôn mửa ngay khi đồ ăn tiếp xúc với cổ họng. Do đó, ngay khi trẻ có những dấu hiệu này cha mẹ cũng cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để phát hiện bệnh kịp thời.

Một số dấu hiệu khác

Ngoài ra, khi tay chân miệng ở trẻ dần chuyển nặng, cơ thể bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

  • Giấc ngủ: bé ngủ không ngon giấc, mỗi giấc ngủ chỉ kéo dài từ 15 đến 20 phút. Đây chính là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bé đang có nguy cơ mắc nhiễm độc dây thần kinh.
  • Quấy khóc liên tục. 
  • Sốt cao: những cơn sốt không hạ kéo dài liên tục trong 2 ngày ngay cả khi cha mẹ đã cho bé sử dụng thuốc giảm sốt. 
  • Giật mình: bé có dấu hiệu giật mình liên tục khi đang ngủ và ngay cả khi đang chơi đùa. 

Nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

Cách điều trị cho trẻ mắc tay chân miệng 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ kê đơn và chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Để giảm những tổn thương ở niêm mạc miệng và giúp trẻ dễ ăn uống hơn, cha mẹ có thể thực hiện một vài biện pháp tại nhà sau đây:

  • Sử dụng nước muối 0,9% sát trùng niêm mạc miệng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ.
  • Tắm cho trẻ bằng các loại dược liệu tự nhiên có tính sát trùng nhẹ như: lá chè, lá chân vịt,…
  • Bôi thuốc Betadine giúp hạn chế các tổn thương ngoài da. 
  • Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn cay, nóng. Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn những thức ăn lỏng và dễ tiêu như cháo hoặc sữa.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bên cạnh việc nắm bắt dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ cần trang bị một số biện pháp phòng ngừa bệnh như sau: 

  • Cả cha mẹ và bé nên rửa tay với xà phòng thường xuyên trước khi chơi đùa với bé hoặc sau khi cho bé chơi bất kỳ đồ chơi nào. 
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh để tránh Virus lây lan. Đặc biệt là những người có biểu hiện sốt, ho, phát ban,… 
  • Cho bé ăn những đồ ăn đảm bảo an toàn vệ sinh, phải nấu chín đồ ăn trước khi sử dụng. Cha mẹ tránh mớm thức ăn cho trẻ, cho trẻ mút tay hay bốc đồ ăn,…
  • Vệ sinh thật sạch sẽ không gian nhà ở, các bề mặt bé hay tiếp xúc như: mặt bàn ghế, sàn nhà, khung tay vịn,… bằng các chất tẩy rửa thông dụng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé thường xuyên và sát sao theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện những dấu hiệu bất thường. 
  • Bổ sung cho bé các dưỡng chất để cơ thể trở nên khỏe mạnh, có sức đề kháng chống lại các virus gây bệnh tay chân miệng. 
  • Không cho trẻ đi học trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Giai đoạn này, virus trong cơ thể bé chưa thực sự hết và vẫn có thể lây lan sang người khác. 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ được hạn chế nếu cha mẹ tuân thủ đúng các biện pháp phòng ngừa trên. Để đảm bảo sức khỏe cho con em mình khi mắc tay chân miệng, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng. 

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat