Chứng mất ngủ – khó vào giấc ở trẻ em
Rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là khó ngủ và khó vào giấc ở trẻ em, có thể gây ra những vấn đề lớn. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của trẻ và gia đình. Đây là một vấn đề rất quan trọng cần được hiểu rõ để có thể giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong việc ngủ đêm một cách hiệu quả và lành mạnh.
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ em
Giấc ngủ là một phần quan trọng của quá trình phát triển và sức khỏe toàn diện ở trẻ em. Nó không chỉ giúp cơ thể phục hồi sau một ngày hoạt động mà còn ảnh hưởng đến tầm tập trung, sự phát triển thể chất và tinh thần, cũng như sức đề kháng và sức mạnh của hệ thống miễn dịch.
Trẻ nhỏ khó ngủ bố mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn bởi lứa tuổi này các bé cần ngủ nhiều hơn người lớn vì cơ thể của trẻ đang phát triển. Một điều quan trọng để có một giấc ngủ lành mạnh là thói quen đi ngủ đều đặn. Vào cuối ngày, cả cơ thể và tâm trí cần phải được thư giãn và nghỉ ngơi để có thể ngủ ngon.
Chu kỳ tự nhiên của cơ thể khi ngủ và khi thức được gọi là nhịp sinh học. Những giấc ngủ được phân định bởi ánh sáng và bóng tối. Trẻ em bắt đầu có chu kỳ của những giấc ngủ vào khoảng sáu tuần tuổi và chu kỳ này kéo dài từ 3-6 tháng.
Trẻ mất ngủ – khó vào giấc nguyên nhân do đâu?
Trẻ khó ngủ có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
- Rối loạn giấc ngủ: Các rối loạn giấc ngủ như rối loạn tiêu hóa, rối loạn di chuyển, hoặc rối loạn giấc ngủ có thể gây khó khăn trong việc trẻ vào giấc hoặc duy trì giấc ngủ.
- Thay đổi môi trường ngủ: Sự thay đổi trong môi trường ngủ, như chuyển nhà hoặc chuyển phòng ngủ, có thể ảnh hưởng đến quá trình ngủ của trẻ.
- Thói quen ngủ không tốt: Sử dụng điện thoại, xem TV hoặc thực hiện các hoạt động kích động trước khi đi ngủ có thể làm tăng sự kích động và gây khó khăn trong việc trẻ vào giấc.
- Căng thẳng và lo lắng: Stress từ các sự kiện trong ngày hoặc lo lắng về việc phải làm trong tương lai có thể gây ra khó ngủ ở trẻ.
- Rối loạn sức khỏe: Một số vấn đề sức khỏe như đau răng, tiêu chảy, viêm họng, hoặc các rối loạn sức khỏe khác cũng có thể gây ra khó ngủ ở trẻ.
- Thay đổi lớn: Sự thay đổi lớn trong cuộc sống của trẻ, như sự kiện đặc biệt, việc chuyển trường hoặc việc gia đình có những thay đổi lớn cũng có thể tạo ra sự bất ổn và gây khó khăn trong việc ngủ của trẻ.
- Di truyền: Một số trẻ có thể có nguy cơ mất ngủ cao hơn do di truyền.
- Tính cách cá nhân: Một số trẻ có tính cách hướng nội, lo lắng hoặc nhạy cảm hơn có thể dễ mất ngủ hơn so với trẻ khác.
- Đi ngủ quá muộn: Điều này thường là do cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng về việc con cần học tập nhiều hơn, phải làm bài tập về nhà… hoặc do trẻ thức khuya để xem phim, chơi game khiến thời gian ngủ của trẻ nhỏ bị rút ngắn. Dần dần trở thành thói quen khiến trẻ em bị mất ngủ.
- Trẻ bị hiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống “nghèo nàn” làm thiếu hụt các chất vi lượng như sắt, canxi, magie có thể gây ảnh hưởng đến khả năng điều khiển giấc ngủ của não bộ, cảm giác mệt mỏi cho trẻ vào ban ngày, khiến trẻ ngủ ngày nhiều và ít ngủ vào ban đêm.
Triệu chứng trẻ bị mất ngủ – Khó vào giấc
Mất ngủ thường gặp ở trẻ vị thành niên vì đây là thời điểm cơ thể bắt đầu tiết melatonin vào ban đêm muộn hơn so với giai đoạn trước đó. Con bạn có thể không cảm thấy buồn ngủ sau 11 giờ đêm hoặc muộn hơn, vì vậy chúng muốn đi ngủ muộn hơn vào ban đêm và dậy muộn hơn vào buổi sáng, nhưng nhìn chung là trẻ ngủ ngon.
Tuy nhiên, ở những trẻ em bị mất ngủ sẽ khó ngủ hơn và biểu hiện bằng các triệu chứng như:
Điều trị mất ngủ – khó ngủ ở trẻ em như thế nào?
Điều trị chứng mất ngủ – khó vào giấc ở trẻ em còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thời gian mắc bệnh… Bác sĩ sẽ trò chuyện với phụ huynh của trẻ về các biểu hiện khi con bạn bị mất ngủ, từ đó tìm ra biện pháp tốt và phù hợp để giúp chúng ngủ ngon hơn.
Trị liệu hành vi nhận thức: Nếu những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng khiến trẻ khó ngủ, liệu pháp hành vi nhận thức có thể được áp dụng cho trường hợp này. Liệu pháp khoa học này có thể giúp trẻ suy nghĩ tích cực hơn, tạm hoãn các lo lắng và căng thẳng để con bạn đủ thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ: Trẻ em ở độ tuổi phát triển cần có một chế độ dinh dưỡng đa dạng vitamin A, vitamin B, vitamin D, vitamin E, sắt, canxi… Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể bé hoạt động tốt hơn, thúc đẩy giấc ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng, chiều cao và cân nặng.
Thiết lập thói quen tốt cho trẻ em mất ngủ: Xây dựng thói quen lành mạnh và khoa học cho trẻ từ khi còn nhỏ có thể giúp con có những giấc ngủ ngon. Điều này còn giúp hình thành lối sống tốt cho sức khỏe và giấc ngủ khi trẻ lớn lên..
- Khuyến khích trẻ chỉ sử dụng giường để ngủ thay vì làm bài tập về nhà, xem phim, chơi game… Cảm giác lên giường và liên tưởng đến cảm giác chơi game hoặc áp lực làm bài về nhà sẽ khiến trẻ không thể chợp mắt.
- Chuẩn bị không gian ngủ êm ái, dễ chịu: Tránh tiếng ồn từ bên ngoài, sử dụng tiếng ồn trắng từ quạt có thể giúp trẻ ngủ dễ hơn.
- Cố gắng giữ đúng lịch ngủ, kể cả vào cuối tuần. Điều này sẽ giúp trẻ em bị mất ngủ dễ dàng thức giấc và đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
- Không đi ngủ khi vừa ăn quá no hoặc để bụng đói đi ngủ: Một bữa ăn nhẹ bằng sữa ấm và một quả chuối trước khi đi ngủ là một gợi ý khi trẻ bị đói vào giờ đi ngủ.
- Khuyến khích trẻ có lối sống năng động bằng việc tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng bồn chồn vào ban đêm. Tuy nhiên, không hoạt động mạnh trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Khuyến khích tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng.
- Tránh ngủ trưa hoặc ngủ không quá 1 giờ đồng hồ.
- Tắt các thiết bị phát ra ánh sáng xanh như điện thoại, laptop, TV… ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ và cất chúng bên ngoài phòng ngủ của con bạn trong giờ ngủ.
- Dành thời gian cho con trẻ nhiều hơn trong ngày: Một số trẻ em muốn thức khuya hơn vì chúng muốn được cha mẹ quan tâm nhiều hơn, đặc biệt với trường hợp cả cha và mẹ đều đi làm vào ban ngày.
Trẻ khó ngủ nếu không khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tư duy và thể chất của trẻ khi lớn lên. Do đó, phụ huynh cần giúp trẻ thay đổi lối sống, tạo môi trường ngủ thoải mái, bổ sung dinh dưỡng và dưỡng chất chuyên biệt cho não để trẻ ngủ ngon, sâu giấc.