CÔNG CỤ TEST – SÀNG LỌC SỚM
RỐI LOẠN LO ÂU Ở TRẺ
(Áp dụng cho trẻ từ 6 – 17 tuổi)
Khái quát chung
Công cụ test này vô cùng hữu ích để đánh giá các chỉ số về tâm lý cho con và giúp phát hiện sớm những bất thường trong suy nghĩ của con và cho cha mẹ nhìn nhận một bức tranh tổng quát nhất về con bao gồm: Những ưu điểm, nhược điểm, xu hướng tính cách, hành vi của con. Đồng thời cho cha mẹ nhìn thấy được những nguyên nhân gốc gây ra các bất ổn tâm lý cho con.
Từ 6 đến 15 tuổi là giai đoạn để cha mẹ kịp thời phát hiện các bất ổn cảm xúc, tâm lý tạo nguy cơ của chứng rối loạn lo âu và trầm cảm cho các độ tuổi tiếp theo. Ngoài độ tuổi này nếu con có dấu hiệu thu mình, dằn vặt trong bất lực, mất kiểm soát cảm xúc và hành vi, nghiện game và mạng xã hội, chửi bậy, tưởng tượng trả thù và bạo lực… hãy Test để chẩn đoán bệnh tâm lý nhằm kịp thời trị liệu sớm để giúp con không có nguy cơ khó phát triển trong tương lai.
Kết quả của bài test cho cha mẹ thông tin gì?
- Con có bị hội chứng đơn lẻ của giảm chú ý hay không?
- Con có bị hội chứng đơn lẻ của tăng động, bốc đồng hay không?
- Con có bị hội chứng kết hợp của tăng động và giảm chú ý (ADHD) hay không?
- Con có bị rối loạn ADHD và các rối loạn khác đi kèm hay không như ODD, CD, lo âu, trầm cảm…
Dr PSY VIỆT NAM chia sẻ
Xã hội hiện đại phát triển kèm theo nhiều áp lực. Không chỉ người lớn mà các con trẻ bây giờ lại là những bệnh nhân tâm lý chiếm số đông. Thật buồn khi trầm cảm là căn bệnh có tỉ lệ số người tự tử nhiều đứng thứ 3 trên thế giới, trong đó các con từ 10 – 19 tuổi thường xuyên có những bất ổn về tâm lý đáng lo ngại. Với người lớn, khi bị tâm lý thì nó có thể chỉ ảnh hưởng từ mình và do mình chịu và dễ điều trị thành công hơn. Nhưng với con trẻ, khi bị tâm lý thì hệ lụy rất lớn khi ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển trong tương lai dài của con bởi con là đứa trẻ nên chưa thể hiểu thấu để tự mình hợp tác điều trị. Ngoài ra, không chỉ ảnh hưởng đến con mà cả bố mẹ, anh chị em cũng thực sự khổ sở trong lo lắng, bất an, thậm chí khiến cho không khí gia đình trở nên bấn loạn.
Rối loạn lo âu – trầm cảm ở trẻ – Hậu quả khôn lường
Những áp lực học tập, gia đình, bạn bè hay nhu cầu được chứng tỏ bản thân khiến các con rơi vào tâm trạng bế tắc, ức chế lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm nếu không được thăm khám và điều trị với chuyên gia tâm lý, không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Rối loạn lo âu – Trầm cảm ở trẻ em có tác động tiêu cực tới tinh thần và cuộc sống của chính các con.
- Mất tập trung: Các con có những vấn đề về tâm lý thường xuất hiện các rối loạn suy nghĩ, tư duy, khiến con không thể tập trung cho bất kỳ vấn đề gì, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập và các hoạt động hàng ngày của con.
- Ảnh hưởng đến giao tiếp và mối quan hệ xã hội: Con trầm cảm luôn có xu hướng sống khép kín, không chủ động giao tiếp và tìm kiếm mối quan hệ mới để phát triển bản thân. Từ đó, con tự cô lập mình trong vỏ bọc, khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn.
- Gia tăng các tệ nạn: Có tới gần 1/3 số người trầm cảm thường tìm đến bia rượu, các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng, quên đi nỗi buồn hoặc vùi đầu vào game để giải tỏa tâm trạng. Lâu dần, gây ra hội chứng nghiện chất kích thích, cản trở quá trình xử lý bệnh, làm gia tăng các vấn đề phức tạp trong xã hội.
- Hành hạ bản thân và Tự tử: Ước tính, trên toàn cầu có khoảng gần 3000 người tự tử mỗi ngày và 70% trong số đó liên quan đến trầm cảm. Nguyên nhân dẫn tới tự sát là do người trầm cảm muốn giải thoát sự đau khổ trong cuộc sống thực tại. Các con đang trong độ tuổi tâm lý cực kỳ mong manh nên việc tìm tới cái chết là điều thường xuyên xảy ra. Do đó việc sàng lọc sớm Rối loạn lo âu – Trầm cảm ở trẻ là một trong những điều cần thiết để tránh những tình huống xấu nhất xảy ra.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Ngoài những tác động tinh thần, trầm cảm nếu không được khám chữa cẩn thận có thể dần gây những hệ quả tiêu cực đến sức khỏe cơ thể, như là: Suy nhược cơ thể, mất ngủ triển miên, suy giảm miễn dịch, gia tăng khả năng mắc bệnh tim mạch, tiêu hóa…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.