Dấu hiệu của trẻ chậm nói thế nào?
Rối loạn lời nói và ngôn ngữ: là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ, đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em, có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác. Khi con có dấu hiệu chậm nói, cha mẹ cũng không nên chủ quan “dần dần rồi con sẽ biết nói. Nhưng cha mẹ lại không biết rằng, ngôn ngữ là phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận thông tin thông qua lời nói hoặc cử chỉ ngôn ngữ cơ thể hay ngôn ngữ tín hiệu. Ngôn ngữ là thước đo thể hiện trí thông minh vì thế rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.
Dấu hiệu trẻ chậm nói
Ngày nay, trẻ em chậm nói hoặc sử dụng ngôn ngữ chiếm 1 nửa so với các bạn cùng trang lứa khác. Trẻ chậm nói đơn thuần chỉ mang tính tạm thời và mất đi nhờ có sự giúp đỡ của gia đình như giành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và chăm trò chuyện với con. Sau đây là các mốc thời gian dấu hiệu trẻ chậm nói cha mẹ nên biết:
Từ 3-4 tháng: Trẻ không đáp ứng với tiếng động mạnh, không phát ra âm thanh gừ gừ hoặc bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh.
Đến 7 tháng: không đáp ứng với tiếng động.
Đến tháng 12: Không tìm cách giao tiếp với người khác (bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó, không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “bà”, không bi bô, phát ra các phụ âm, không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói, không chỉ tay. Khi gọi tên không có phản ứng, không hiểu hiểu và không phản ứng với các từ như “không”, “bai bai”, không quan tâm đến thế giới xung quanh.
Khi 15 tháng: Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”, “đứng lên”. Không nói được từ nào, không chỉ vào đồ vật hay khi được hỏi, không chỉ vào vật mình thích và cũng không ngước nhìn.
Trẻ 18 tháng: Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể khi được yêu cầu, chưa nói được 6 từ, không giao tiếp bằng mắt bất cứ cách nào kể cả khi cần sự giúp đỡ hoặc những thứ mình muốn. Chưa nói được các từ đơn giản như “mẹ”, “muốn”, “bế”. Các mệnh lệnh đơn giản cũng không hiểu, không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi.
Ở giai đoạn 19-23 tháng: vốn từ tăng chậm.
Khi trẻ được 24 tháng: Chưa nói nổi 15 từ, không tự mình nói ra lời mà chỉ nói nhại lại lời của người khác, không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản với 2 từ.
Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, không biết chơi giả vờ hoặc bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
Khi xem sách trẻ không thể nhìn vào một bức tranh mà bạn gọi tên, không thể nói hai từ với nhau. Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng trong nhà.
Trong khoảng 25-30 tháng: Không nói được câu đơn giản có tầm 2-4 từ. Không thể gọi tên được của vài bộ phận cơ thể, không nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Chưa biết đặt những câu hỏi đơn giản.
Sau khi trẻ 3 tuổi: Trẻ không sử dụng đại từ nhân xưng nào hặc không ghép các từ thành những câu ngắn. Không thể hiểu được những chỉ dẫn hay những câu hỏi ngắn. Những lời nói của con không rõ ràng khiến mọi người đều không hiểu ngoài ra vẫn thường xuyên lắp bắp khi nói có biểu hiện mặt nhăn nhó. Ít hoặc không quan tâm đến sách, truyện. Không quan tâm và không tương tác với các bạn khác.
Khi trẻ 4 tuổi:
– Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
– Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
– Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.
Nếu trẻ có các biểu hiện nêu trên, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con. Kể cả nếu bé có vẻ vẫn nghe tốt cũng không nên chủ quan vì trẻ em rất giỏi đoán biết dựa vào hình ảnh và cử chỉ. Khiếm khuyết về nghe cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời.
Chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn, như mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là tự kỷ.
Cha mẹ hãy là người thông thái hãy đi khám-test cho con khi có những dấu hiệu bất ổn để đón đầu các nguy cơ tiềm ẩn và không bỏ lỡ giai đoạn “vàng” phát triển của của con. Bất thường ngôn ngữ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ, mang lại cho trẻ những cơ hội tốt hơn trong cuộc sống.