Menu Đóng

Điều trị rối loạn lo âu ở phụ nữ có thai thế nào?

Trong quá trình mang thai, sự lo âu và căng thẳng xảy ra ở một mức độ vừa phải là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Sự lo âu trong thời kỳ mang thai chỉ trở thành vấn đề khi bạn không thể kiểm soát được chúng, cảm thấy lo âu mọi lúc hoặc đột nhiên xuất hiện cơn lo âu dữ dội.

GAD lại dễ bị chẩn đoán sai và có thể khó phân biệt với những lo lắng thông thường. Theo đó, một phụ nữ luôn lo lắng có thể phát triển bệnh thành GAD khi mang thai. Nguyên nhân có thể liên quan đến những thay đổi nội tiết tố, trạng thái tinh thần và các nghĩa vụ xã hội (ví dụ như nghỉ việc, chuẩn bị nuôi dưỡng gia đình).

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy các triệu trứng có xu hướng trầm trọng trong ba tháng đầu và giảm dần trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị GAD song song với các rối loạn khác như trầm cảm. Điều đó có thể khiến họ và những đứa con chưa chào đời của họ dễ bị tổn thương về sức khỏe tâm thần hơn bao giờ hết. 

Rủi Ro và Biến Chứng

Nhiều nghiên cứu về những phụ nữ mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng và GAD cho thấy những người mắc GAD ngoài việc trải qua nhiều lo lắng dai dẳng hơn thì rõ ràng có chất lượng cuộc sống kém hơn. 

GAD không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ như sinh con nhẹ cân, sinh non, huyết áp cao, các vấn đề về phát triển thần kinh của em bé và thậm chí quá trình chuyển dạ không tiến triển.

Khi em bé chào đời, phụ nữ với chứng rối loạn lo âu cũng có thể gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và phát triển mối quan hệ giữa mẹ và bé.

Các cơn hoảng loạn cũng có triệu chứng tương tự. Chúng xuất hiện đột ngột và đạt đỉnh điểm trong vòng mười phút sau đó. Các triệu chứng khác của cơn hoảng loạn là:

  • Cảm thấy ngạt thở
  • Cảm thấy như bạn sắp điên
  • Sợ mình sắp chết hoặc điều khủng khiếp sắp xảy ra.

Một Số Phương Pháp Điều Trị Cho Phụ Nữ Có Thai

Điều trị rối loạn lo âu trong thai kỳ có thể liên quan đến giáo dục tâm lý, liệu pháp trị liệu tâm lý hoặc liệu pháp sử dụng thuốc. Thông thường, phương pháp điều trị sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình trạng riêng của người mẹ, và có tính đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như tiền sử lo lắng của người bệnh:

  • Huấn luyện tâm lý: Đây là phương pháp rất quan trọng ở giai đoạn đầu và trong quá trình chẩn đoán, để giúp giảm sự phủ nhận và kỳ thị trị liệu tâm lý.
  • Liệu pháp tâm lý: Các liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) thường được áp dụng riêng trong các trường hợp GAD nhẹ hoặc kết hợp với thuốc trong các trường hợp nặng hơn. CBT có thể liên quan đến việc tái cấu trúc nhận thức, tiếp xúc, hướng đến thư giãn và liệu pháp chánh niệm.
  • Sử dụng thuốc: Có thể dùng thuốc trong những trường hợp nặng hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có chọn lọc với chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) (ví dụ, Prozac, Lexapro). Benzodiazepine có thể được sử dụng để điều trị ngắn hạn chứng lo âu.
  • Hỗ trợ trong điều trị: Đây cũng là một thành phần quan trọng của việc trị liệu rối loạn lo âu ở phụ nữ có thai. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng để giúp bạn đối phó với căn bệnh tốt nhất.
Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển

Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat