Menu Đóng

Giải pháp vàng cho cha mẹ đã mất kết nối với trẻ trầm cảm

Ngày nay, trẻ trong độ tuổi vị thành niên ngày một gia tăng. Điều đáng buồn ở đây là những trẻ bị trầm cảm không muốn hoặc không có kết nối với gia đình, hầu như không có chỗ dựa về tinh thần, cha mẹ chưa thấu hiểu và chưa thực sự thấu hiểu và quan tâm con đúng cách.

Một số dấu hiệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Mức độ trầm cảm ở trẻ tùy theo các giai đoạn khác nhau nhưng đa số có những biểu hiện như:

– Hay cáu giận vô cớ, dễ bị nổi nóng, kích động ngay cả khi đó là một chuyện nhỏ.

– Chán nản với mọi thứ, kể cả những sở thích, thú vui “vô thưởng, vô phạt” trước đây của con. Ăn ngủ thay đổi: Có thể ăn rất ít hoặc rất nhiều, ngủ cũng vậy.

– Có xu hướng sống khép mình, không thích giao lưu với những người xung quanh, kể cả cha mẹ hay bạn bè thân. Luôn tạo ra một bức tường ngăn cách mình với xã hội và gia đình.

– Lo lắng, bồn chồn, thiếu tập trung, giảm trí nhớ, nói năng chậm chập.

– Cảm giác bản thân mình không có giá trị, không yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

– Có ý làm đau bản thân, có ý định tự tử, thậm chí là thực hiện hành vi tự tử. Biểu hiện này thường gặp ở người bị trầm cảm nặng cấp độ 3.

Trầm cảm ở trẻ vì mất kết nối với gia đình

Số trẻ mắc trứng trầm cảm ngày một tăng cao chủ yếu nhất là các độ tuổi từ 10-21 tuổi và có những ý định tự sát cao nhất. Nguyên nhân được cho là do xung đột với gia đình hoặc mất kết nối với cha mẹ. Cha mẹ không quan tâm con, bằng chứng cho thấy tại phòng khám Dr PSY Việt Nam trẻ tìm giải pháp cho chính mình chiếm 65% những trẻ có suy nghĩ tiêu cực mà nguyên nhân lại chính là do cha mẹ. Khi được hỏi về các câu hỏi như: “Em có nói vấn đề đang gặp phải với cha mẹ không?” đều nhận lại câu “cha mẹ em không tin em bị như thế, cho rằng em nói liên thiên”, kể cả em bị bắt nạt ở trường và nói thì cha mẹ lại bảo là do em, “em không thể nói chuyện với cha mẹ”… Vì mâu thuẫn với cha mẹ, em chọn cách im lặng.

  1. Tuổi vị thành niên là độ tuổi mà các em có rất nhiều thay đổi liên quan đến tâm sinh lý. Các em bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống, hay các thông tin trên mạng internet nhưng lại bối rối, hoang mang, mâu thuẫn nội tâm và cần sự chỉ dẫn của người lớn. Nhưng nhiều cha mẹ lại quá bận rộn với công việc hay cho rằng các em lớn rồi, có thể tự lo cho mình rồi nên không quan tâm, không thấu hiểu, không chia sẻ với các em.
  1. Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm tuổi vị thành niên. Nó có thể đến từ nhiều môi trường khác nhau như gia đình, học đường, xã hội, phim ảnh, mạng xã hội hay những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu gia đình gần gũi và quan tâm trẻ đúng cách, cha mẹ có thể nhận ra những thay đổi của con trong ăn uống, sinh hoạt, học tập và tâm trạng để chia sẻ, thấu hiểu và có phương án xử lý kịp thời. Ngược lại, nếu mối quan hệ cha mẹ – con cái mất kết nối, trẻ sẽ cảm thấy không muốn hoặc khó mở lời chia sẻ với cha mẹ.

Giải pháp vàng cho cha mẹ kết nối với tre

Trầm cảm tuổi vị thành niên có các biểu hiện chung chung nhưng nguyên nhân sâu xa bên trong là khác nhau. Dựa vào điều kiện, hoàn cảnh sống, môi trường, mối quan hệ, trải nghiệm trong quá khứ và hệ niềm tin, tư duy, các chuyên gia tâm lý sẽ tìm ra nguyên nhân gốc rễ của trầm cảm và giúp thân chủ của mình nhìn nhận rõ vấn đề mình cần đối mặt. Và cũng dựa vào những đặc điểm cá nhân đó, các chuyên gia sẽ giúp các em tự đánh thức sự “tỉnh thức” của mình và đưa ra giải pháp cho bản thân.

  1. Đối với trẻ bị trầm cảm thì liệu pháp trị liệu tâm lý không dùng thuốc được Dr psy vn ưu tiên hàng đầu áp dụng và hiệu quả cao. Việc trị liệu này sẽ không để lại biến chứng và làm giảm khả năng tái phát lại. Không ảnh hưởng đến việc học tập cũng như việc sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
  1. Trong các quá trình trị liệu, trẻ sẽ được định hướng thiết lập các mục tiêu, tạo thói quen mới và tập chung vào những điều tích cực trong cuộc sống. Giúp trẻ tự tạo động lực cảm hứng và kỷ luật cho chính mình để thực hiện các mục tiêu và đưa ra giải pháp giúp cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn, đặc biệt là cải thiện mối quan hệ trong gia đình. Quan tâm và sát xao quá trình điều trị tâm lý của trẻ khi ở nhà.

[catlist pagination=yes numberposts=10]

TS09 - DrPSY
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat