Menu Đóng

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH HELLO LỚP 1

Dành cho con chậm tư duy, Tăng động giảm chú ý mất tập trung (ADHD), Rối loạn phổ TK, Tâm lý chống đối (ODD).

Với các con phát triển thông thường thậm chí nhanh nhẹn khi vào lớp 1 bố mẹ đã thực sự thấy vất vả thậm chí bất an thì con của chúng ta sẽ khổ hơn gấp bội phần và bố mẹ cũng trong lo lắng, hoang mang đến tột cùng.

Nếu vẫn cho con học tiền tiểu học theo hướng can thiệp với phương pháp như thông thường cho trẻ đặc biệt hiện nay thì sẽ chỉ giải quyết được một phần ngọn tạm thời nhưng cơ hội thực sự để con phát triển toàn diện theo kịp các bạn là rất khó.

Dr PSY Việt Nam với hơn 20 năm trong nghiên cứu phát triển năng lực, tư duy và các chẩn đoán lâm sàng truy tìm nguyên nhân gốc các con bị chậm tư duy, chậm ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý (ADHD), Rối loạn phổ TK, Tâm lý chống đối (ODD) đã thực sự có bề dày kinh nghiệm với tất cả các màu sắc của các con trong các ngưỡng này từ đó giúp các con có cơ hội phục hồi tốt nhất để hòa nhập trưởng thành tốt nhất.

Ở đây không trị liệu nhỏ lẻ thông thường mà mỗi con sẽ được xây dựng một lộ trình từ Trị liệu -> Khắc phục -> Phát triển trong từng độ tuổi để con đạt được sự tiến lên từng ngày chứ không phải lối mòn để dâm chân tại chỗ từ đó sẽ thụt lùi, tắc lại khi con đến tuổi dạy thì.

Con nên bắt đầu được tạo hành trang lớp 1 từ 4 tuổi để kịp đến năm con đi học thay bằng nước đến chân mới nhảy và nhảy không kịp.

Bố mẹ cần có chiến lược và phương pháp đúng với màu sắc của con để giúp con tận dụng từng mốc vàng phục hồi và phát triển để không bị chỉ phụ thuộc vào nơi dạy con.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Các bộ môn khắc phục và phát triển kỹ năng sống

Khắc phục năng lực tư duy suy nghĩ logic, nhận thức, lý lẽ, phân tích, xử lý tình huống, ghi nhớ qua tư duy suy nghĩ và tư duy hình ảnh, giảm chú ý, mất tập trung, chậm tư duy ở trẻ.

Khắc phục năng lực tính cách đòi hỏi, thiết lập nguyên tắc, tính kỷ luật, hành vi

Khắc phục năng lực quản lý cảm xúc để biết cách kiểm soát bốc đồng, xung đột..

Phát triển kỹ năng giao tiếp, tự tin và có kỹ năng chơi với bạn

Phát triển kỹ năng tự lập và bảo vệ bản thân an toàn

Phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột..

Phát triển kỹ năng mục tiêu và quản lý thời gian trong các hoạt động

Phát triển tính cách, tâm lý, hành vi, cảm xúc toàn diện theo lứa tuổi.

Phát triển làm việc nhóm, tham gia hoạt động Teambuilding.

Tư duy nghe hiểu và nhận thức bài học.

Tư duy và kỹ năng tự lập tập trung học.

Các bộ môn tư duy học tập

Tư duy đọc sớm tiềm thức và ghép vần.

Luyện tập viết.

Tư duy toán ứng dụng Life Math và toán tính nhẩm Finger Math.

Dr PSY VIỆT NAM CHIA SẺ

Những khó khăn trong học tập của trẻ đặc biệt

Trẻ có khó khăn trong việc đọc , viết

Trẻ có khó khăn trong việc tính toán

Trẻ có khó khăn trong việc tiếp nhận các hướng dẫn.

Cha mẹ hãy nhớ rằng “Không có đứa trẻ khiếm khuyết, chỉ có đứa trẻ không được đặt đúng nơi, đúng vị trí để phát triển mà thôi!”

Thế nào là trẻ chậm phát triển ngôn ngữ?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ bị giảm sút, trẻ thường tiếp cận kém với ngôn từ. Trong một số trường hợp, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý nghĩa câu nói muốn truyền tải, hay nói nôm na một cách dễ hiểu là trẻ không nói ra được ý mình muốn truyền đạt.

Chậm phát triển ngôn ngữ còn là rào cản khiến trẻ tiếp thu nguồn thông tin chậm, gây ra trở ngại trong giao tiếp. Hội chứng này ban đầu sẽ không gây ảnh hưởng ngay. Tuy nhiên theo thời gian, khi trẻ càng lớn thì nó sẽ là rào cản lớn trong việc giao tiếp của trẻ.

Thế nào là trẻ chậm phát triển tư duy?

Chậm phát triển trí tuệ, tư duy là tình trạng: Trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm; khả năng học tập và tiếp thu của trẻ chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi.

Chậm phát triển tư duy sẽ kéo theo các kỹ năng “thích ứng” khác cũng bị ảnh hưởng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng, tự định hướng bản thân, sức khoẻ và an toàn, học tập, sở thích và việc làm…

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một nhóm các triệu chứng như giảm sự chú ý, mất tập trung, tăng hoạt động và có những hành động có tính chất xung động…

Trẻ con luôn luôn hiếu động, nhưng ở mức nào được coi là bình thường, còn mức nào bị coi là tăng động giảm chú ý, có rất nhiều cha mẹ vẫn còn mơ hồ về chứng bệnh này, có những đứa trẻ quá hiếu động, không bao giờ ngồi yên hay tập trung làm gì, nhưng bố mẹ chúng lại nghĩ đó là điều rất bình thường mà không đưa con đi kiểm tra. Về lâu dài, nếu trẻ không được điều trị tốt thì việc hình thành tính cách, hành vi, tâm lý trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng.

Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay còn cách gọi khác là rối loạn phổ tự kỷ (tên tiếng Anh: Autism spectrum disorder) là một loại rối loạn bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Ngoài các biểu hiện nêu trên, trẻ tự kỷ còn có thể có những biểu hiện lâm sàng khác như co giật, động kinh, rối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, tăng động giảm chú ý, mất tập trung, có vấn đề về hệ tiêu hóa, thường xuyên lo lắng, bồn chồn…vv.

HÌNH THỨC HỌC & ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Hình thức học

Học bán trú cả ngày từ thứ 2 đến thứ 6

Học bán trú cả ngày T7, CN

Học theo giờ 2 đến 3 buổi/ tuần

Đăng ký tư vấn

Dr PSY Việt Nam - Hello lớp 1

Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat