Menu Đóng

Kiến thức về hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Ngày nay, số trẻ mắc về hội chứng bệnh tăng động giảm chú ý tăng lên đáng kể. Nhiều phụ huynh không biết đến khái niệm (ADHD) là gì? và nó ảnh hưởng lớn như thế nào với con trẻ, chỉ khi con có những biểu hiện khác lạ, cha mẹ và gia đình mệt mỏi với sự tăng động của con thì lúc này mới quan tâm tìm hiểu. Sau đây là những kiến thức gần như đầy đủ về hội chứng này cha mẹ nên biết.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển khá phổ biến ở trẻ em từ lúc nhỏ tuổi và sau này lớn lên. Đặc trưng với sự hiếu động thái quá, hoạt động không ngừng nghỉ nhưng bồng bột trong suy nghĩ và kèm theo cả sự kém tập trung, chú ý. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập, gây nhiều khó khăn trong các mối quan hệ của trẻ và những người xung quanh.

Dấu hiệu tăng động giảm chú ý.

  • Tỏ ra không lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp
  • Khó có thể tham gia các trò chơi cần sự chú ý, khi nghe giảng bài.
  • Hay quên, bỏ lỡ các chi tiết, hay mắc lỗi trong học tập hoặc khi thực hiện công việc.
  • Khó khăn khi thực hiện các hoạt động liên quan tới vấn đề tổ chức, quản lý thời gian, thời hạn.
  • Không thực hiện theo các hướng dẫn, không hoàn thành bài vở được giao, tham gia một công việc gì đó thì nhanh chóng mất tập trung và hay lảng tránh.
  • Hay quên, hay làm thất lạc đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ dùng của bản thân như bút, sách vở, chìa khóa, điện thoại…
  • Lảng tránh hoặc không thích thực hiện các công việc đòi hỏi sự cố gắng lâu dài như làm bài tập, chuẩn bị các báo cáo, điền thông tin vào các mẫu đơn với trẻ lớn hơn.
  •  Dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài, ví dụ như nếu đang học bài mà có một người đi qua, một tiếng động nhỏ cũng có thể khiến trẻ mất tập trung.
  • Hay quên trong các hoạt động hằng ngày: quên đi học, quên đánh đánh răng, rửa mặt, quên làm việc nhà…

Sự hiếu động thái quá bồng bột.

  • Đi lại tư do trong lớp học hay trong những tình huống khác được yêu cầu ngồi tại một vị trí.
  • Chạy nhảy, leo trèo quá mức, khi trẻ lớn hơn thì việc chạy nhảy leo trèo sẽ giảm đi và thay vào đó là tâm trạng cảm thấy bồn chồn.
  • Tính tình nóng nảy, dễ tức giận, cáu gắt vô cớ, thậm chí có những hành vi quá khích như la hét, đánh bạn, tấn công bất ngờ ngay cả khi cha mẹ ôm ấp mình. 
  • Hoặc có các biểu hiện khác như: Loạn ngôn ngữ, chậm nói, khả năng diễn đạt kém. Nhạy cảm quá mức với âm thanh, tiếng động khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ khó, trằn trọc…
  • Không thể tham gia các trò chơi cần đến sự nhẹ nhàng, kiên trì, nhẫn nại.
  • Thường xuyên di chuyển tốc độ.
  • Nói quá nhiều, thường bột miệng trả lời các câu hỏi khi người khác chưa hỏi xong.
  •  Không muốn xếp hàng chờ tới lượt mình khi chơi các trò chơi cùng bạn bè hoặc khi đi siêu thị, nơi công cộng.
  • Hay ngắt lời, quấy rầy, xen ngang vào những câu chuyện hay khi người khác đang làm việc.
  • Hay vận động và cựa quậy khi ngồi, cảm thấy bồn chồn, khó chịu nếu phải ngồi yên một chỗ.

(ADHD) ảnh hưởng đến trẻ?

  • Tăng động giảm chú ý không làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ nhưng nó lại làm mất khả năng mất tập chung và giảm sự chú ý. Ảnh hưởng rất lớn đến tư duy trí nhớ và việc học tập của trẻ.
  • Khi nhỏ trẻ có tính cách hung hăng, bồng bột, suy nghĩ tiêu cực về bản thân, gia đình và xã hội. Do đó, trẻ không thể có mối quan hệ tốt hay vi phạm các quy tắc, luật lệ và hay mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm.

Điều trị tăng động giảm chú ý phổ biến.

Khi trẻ bị chẩn đoán tăng động giảm chú ý chắc hẳn cha mẹ rất hoang mang, mọi sự tiến triển của con đều cần sự hiểu biết của cha mẹ để cùng con cố gắng. Những trẻ này cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ về các phương pháp điều trị hiện nay được áp dùng nhiều nhất vẫn là phương pháp giáo dục hành vi, lời khuyên cho bố mẹ không nên cho con dùng thuốc vì thuốc chứa các chất an thần làm giảm hành vi hoạt động của con đồng thời làm giảm đi khả năng tư duy.

Đối với phương pháp giáo dục hành vi cha mẹ hãy áp dụng các nguyên tắc sau đây:

  • Dành thời gian trò chuyện với con nhiều hơn để cùng con vượt qua những khó khăn.
  • Thiết lập thời gian biểu cho từng công việc hàng ngày và yêu cầu trẻ thực hiện theo.
  • Khích lệ các hành vi tốt của trẻ bằng những lời khen, phần quà nhỏ như món đồ chơi, quyển sách,… mà trẻ yêu thích, giúp trẻ có thêm động lực cố gắng làm nhiều đúng đắn.
  • Khuyến khích con tham gia hoạt động ngoại khóa hay các môn thể thao ngoài trời mang tính đồng đội (đá bóng, cầu lông, bóng chuyền…) nhằm giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Khi trẻ có những hành vi không đúng, thay vì trách móc, cha mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh chỉ bảo nhẹ nhàng. Cho trẻ thấy hậu quả và áp dụng các hình phạt đơn giản như không được đi chơi, không được ăn những món khoái khẩu…

Bên cạnh việc trị liệu liệu pháp hành vi cha mẹ cần chú ý đến việc ăn uống cho trẻ tránh xa những kẹo bánh, nước ngọt có ga, thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn. Tăng cường bổ xung các thực phẩm giàu protein, rau quả tươi.

TS09 - DrPSY
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat