Menu Đóng

Làm sao bỏ thói quen nghiện mạng xã hội?

Ngày nay, con người sử dụng mạng xã hội để cập nhật thông tin từ bạn bè, kết nối với những người ở xa hoặc đơn giản chỉ là để giải trí. Tuy nhiên, chứng nghiện mạng xã hội có thể lấy mất đi sự tự do khi bạn bị ràng buộc cùng với chiếc điện thoại mỗi ngày. Vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu như bạn dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, biến nó trở thành một căn bệnh gây ra hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nghiện mạng xã hội là gì?

Nghiện mạng xã hội là hiện tượng bạn dành ra quá nhiều thời gian cho các mạng kết nối trực tuyến. Thực tế thì rất khó để xác định được xem một người có mắc phải chứng nghiện mạng xã hội hay không. Nếu như bạn dành hàng giờ liền để kiểm tra mạng xã hội thì rất có khả năng là bạn đã mắc chứng bệnh thời công nghệ này rồi đấy.

Tác hại khi nghiện mạng xã hội

  1. Các vấn đề về sức khỏe

Việc nghiện mạng xã hội ảnh hưởng nhất đến thị lực cũng như một số bệnh lý khác. Bạn có thể bị đau lưng hoặc đau cổ do phải cúi xuống liên tục để nhìn vào màn hình điện thoại. Ngoài ra, hội chứng ống cổ tay cũng gây ra hiện tượng đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay. Không chỉ vậy, dùng mạng xã hội quá nhiều còn làm cho bạn bị đau đầu. Đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể sẽ gặp hiện tượng khó ngủ hoặc các rối loạn về giấc ngủ khác.

2. Bị “bắt nạt ảo”

Mạng xã hội không chỉ đơn thuần để tương tác, không ít người còn lợi dụng mạng xã hội để bắt nạt người khác. Tình trạng này gọi là “bắt nạt ảo” khiến cho nạn nhân phải nhận lấy vô số những tổn thương về mặt tâm lý. Nghiêm trọng hơn, những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội sẽ làm cho bạn bị suy kiệt về mặt tinh thần và không có cách nào để phục hồi ý chí ngoài việc tìm đến cái chết để giải thoát.

3. Năng xuất làm việc kém đi

Nghiện mạng xã hội sẽ gây ra xao nhãng trong công việc khiến cho năng suất làm việc bị suy giảm. Ví dụ như bạn cần phải tập trung hoàn thành một công việc nào đó nhưng những thứ hấp dẫn ở trên mạng xã hội khiến cho bạn bị phân tâm và không tập trung làm việc được.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, bạn càng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội thì khả năng tập trung của bạn càng giảm dần đi. Điều này lâu dần sẽ dẫn đến sự trì hoãn ở trong công việc, khiến cho cuộc sống bạn luôn chần chừ trong mọi quyết định.

4. Tâm lý ghen tị

Ảnh hưởng rõ ràng nhất của việc nghiện mạng xã hội đến từ áp lực bạn bè. Bạn thường có xu hướng bị tác động tâm lý và hay so sánh mình với những người khác. Khi thấy bạn bè chia sẻ cuộc sống vui vẻ ở trên mạng xã hội, tâm lý ghen tị thường xuất hiện khiến cho bạn cũng muốn được như vậy. Ngoài ra, tâm lý ghen tị không chỉ tạo ra cảm giác hoảng loạn mà về lâu dài còn có thể phát triển thành những rối loạn tâm thần khác.

Bỏ thói quen nghiện mạng xã hội thế nào?

  • Tắt các chức năng thông báo

Một trong những yếu tố để khiến cho những người nghiện mạng xã hội có thể “cai nghiện” được chính là tắt thông báo. Lúc này, bạn không còn bị xao nhãng bởi những âm thanh thông báo khi đang muốn tập trung làm một việc gì đó. Điều này cũng giúp cho bạn dễ dàng hoàn thành công việc nhanh chóng mà không còn tâm lý chần chừ.

  • Làm cho bản thân luôn bận rộn

Điện thoại và mạng xã hội chính là sự lựa chọn hàng đầu khi mà bạn không có việc gì để làm. Vì vậy, hãy thay thế điều này bằng cách tự tìm cho mình một thú vui riêng như vẽ tranh, đọc sách, tập yoga, nghe nhạc, thiền, đi bộ,… Ngoài ra, bạn cũng đừng ngại bắt đầu một sở thích mới mà mình chưa thử bao giờ để có thêm nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống.

  • Giới hạn các hoạt động trên mạng xã hội

Cách hiệu quả nhất để không còn sử dụng quá nhiều mạng xã hội chính là hạn chế thời gian sử dụng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên dành tối đa 30 phút dùng mạng xã hội thay vì cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá ép buộc bản thân vì điều này sẽ gây ức chế tâm lý mà không có hiệu quả. Thay vào đó, bạn nên chia ra khoảng thời gian sử dụng hợp lý, ví dụ như bạn chỉ sử dụng mạng xã hội trong những lúc rảnh rỗi hoặc chọn cách tương tác với người thật nhiều hơn là so với tương tác ảo.

  • Để điện thoại ở xa người

Theo như một kết quả nghiên cứu cho thấy, có khoảng 74% người có thói quen kiểm tra điện thoại trước khi đi ngủ khoảng 15 phút. Có nghĩa là bạn sẽ không thể không dùng điện thoại nếu như nó ở trong tầm tay của bạn. Cách giải quyết tốt nhất là bạn nên để điện thoại ở xa giường ngủ để hạn chế lên mạng xã hội.

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat