Menu Đóng

Nguyên nhân nào dẫn đến tâm thần phân liệt ở trẻ em?

Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng nhưng hiếm gặp, và là nguyên nhân khiến cho một đứa trẻ nhìn nhận hiện thực sai lệch. Bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng không những đến hành vi, mà còn cảm xúc và cả tư duy của đứa trẻ.

Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt rơi vào khoảng 0.8 – 1% dân số thế giới và gần như không có sự chênh lệch giữa các vị trí địa lý, xã hội, văn hóa hay điều kiện kinh tế. Nguy cơ mắc bệnh ngang bằng ở nam và nữ, trong đó nam thường khởi phát bệnh trong giai đoạn 20 – 28 tuổi và nữ giới khởi phát muộn hơn từ 26 – 32 tuổi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp khởi phát bệnh sớm hơn từ 10 – 18 tuổi.

Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em có triệu chứng khá giống với người trưởng thành nhưng các hoang tưởng và ảo giác thường ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, bệnh khởi phát sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng hơn đối với sức khỏe, khả năng học tập và giới hạn cơ hội nghề nghiệp của trẻ trong tương lai. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, trẻ bị tâm thần phân liệt có thể trở thành gánh nặng của gia đình vì không thể học tập và hoàn toàn không có năng lực để làm việc.

NHững dấu hiệu ban đầu

Một bác sĩ có thể chẩn đoán một đứa trẻ bị tâm thần phân liệt nếu chúng có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây trong vòng một tháng hoặc lâu hơn:

  • Xuất hiện ảo giác
  • Suy nghĩ ảo tưởng
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Bị rối loạn hành vi hoặc dễ kích động
  • Các triệu chứng tiêu cực khác

Tuy nhiên, trước khi xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ đảm bảo rằng các triệu chứng của đứa trẻ không phải là do bất kỳ nguyên nhân hoặc do dùng thuốc khác. Ngoài ra, đứa trẻ cũng phải có chỉ số IQ trên 70 trước khi chẩn đoán được xác nhận.

Một số triệu chứng không bao giờ biến mất, trong khi các triệu chứng khác có thể thuyên giảm dần. Mức độ nghiêm trọng và loại triệu chứng có thể khác nhau tại các giai đoạn trong cuộc đời và khác biệt giữa người này với người khác.

Một số dấu hiệu sớm bao gồm:

  • Biết bò trễ, tư thế bò bất thường
  • Biết đi trễ 
  • Biết nói trễ 
  • Có các hành vi bất thường, như hay vỗ, vẫy tay

Dấu hiệu ở trẻ vị thành niên

Một số triệu chứng phổ biến nhất ở thanh thiếu niên bao gồm:

  • Thiếu động lực
  • Khó ngủ
  • Xa lánh bạn bè và gia đình
  • Sử dụng chất gây nghiện
  • Học hành sa sút
  • Cáu gắt 
  • Tâm trạng chán nản
  • Hành vi kỳ lạ

Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Tâm thần phân liệt là một trong những bệnh tâm thần khá phổ biến. Dù vậy, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy các bằng chứng rõ rệt cho thấy vai trò của gen di truyền và mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong cơ chế bệnh sinh.

Một số yếu tố được xác định có liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em:

  • Gen di truyền: Phần lớn trẻ bị tâm thần phân liệt đều có tiền sử gia đình mắc bệnh lý này hoặc các bệnh lý có liên quan rối loạn loạn thần và rối loạn nhân cách phân liệt. Các chuyên gia nhận thấy, tâm thần phân liệt do nhiều gen gây ra và hiện tại đã xác định được một số gen gây bệnh như gen nằm ở các nhiễm sắc thể như 6, 22, 13 và 10. Tuy nhiên, gen di truyền chỉ là yếu tố nguy cơ và thường chỉ khởi phát khi có các yếu tố môi trường thuận lợi.
  • Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh: Hầu hết người mắc các bệnh tâm thần đều có hiện tượng mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh. Ở trẻ em và người lớn bị tâm thần phân liệt, các chuyên gia nhận thấy sự hoạt động quá mức của dopamine. Nồng độ dopamine tăng lên khoảng 300% ở khe synap và tăng nhạy cảm các thụ thể dopamine ở vỏ não, nhân dưới vỏ. Sự bất thường của dopamine chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng của tâm thần phân liệt. Các chuyên gia cho rằng, mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến gen di truyền.
  • Các vấn đề xảy ra trong thời gian chu sinh: Các chuyên gia nhận thấy, đa phần những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt đều có những vấn đề bất thường xảy ra trong thời gian chu sinh như tiếp xúc với một số loại thuốc hoặc chất (do mẹ sử dụng), mẹ bị suy dinh dưỡng khi mang thai, tổn thương não sau khi sinh và các biến chứng thai kỳ như suy thai, nhiễm khuẩn chu sinh, thiếu oxy, nhau bong non, bố mẹ có con khi đã lớn tuổi,…
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em cũng có thể xảy ra do một số yếu tố nguy cơ khác nhau sống trong gia đình không hạnh phúc, cha mẹ độc hại, thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng từ áp lực cuộc sống, sử dụng các loại thuốc thần kinh quá sớm,…
Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat