Menu Đóng

Những lưu ý khi dùng thuốc kiểm soát lo âu

Rối loạn lo âu toàn thể (RLLATT) là một bệnh lý rất thường gặp. Bài viết sau đây nhằm mục đích giới thiệu đến bạn đọc những nét chính của căn bệnh thời đại này, nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng, các tiêu chí để chẩn đoán và một số khái niệm về điều trị bằng thuốc men và tâm lý liệu pháp.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn lo âu toàn thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau bao gồm: đứng ngồi không yên, cảm giác kích động căng thẳng, cảm giác có cục, hòn vướng ở cổ; khó tập trung, mệt mỏi, dễ kích thích, mất kiên nhẫn; hay đãng trí, căng cơ; rối loạn giấc ngủ, (khó ngủ và giấc ngủ chập chờn); đổ mồ hôi nhiều, cảm giác ngộp thở; đau vùng dạ dày, tiêu chảy, nhức đầu. Khi bị rối loạn lo âu toàn thể, có những lúc bạn cảm thấy bị bao vây bởi sự bồn chồn, lo lắng, lo âu căng thẳng về mọi khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ, cảm thấy lo âu căng thẳng về sự an toàn của mình và những người thân yêu, cảm giác rằng một điều gì tệ hại sắp xảy ra, kể cả khi không có nguy hiểm thực sự.

Nguyên nhân gây bệnh

Tương tự các rối loạn tâm thần khác, nguyên nhân của rối loạn lo âu toàn thể chưa được biết rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể liên quan đến các chất hoá học trong não thường gọi là các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, GABA và norepinephrine. Tuy nhiên, nguyên nhân có thể là một sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, môi trường xung quanh và những tình huống trong cuộc sống.

Một số yếu tố tăng nguy cơ hình thành rối loạn lo âu toàn thể là: tuổi thơ bất hạnh; mắc bệnh trầm trọng; stress; nhân cách (một số dạng nhân cách nào đó dễ sinh rối loạn lo âu. Những người không đạt được nhu cầu về tâm lý, như trường hợp không có những liên hệ gần gũi được đáp ứng đầy đủ, có thể cảm thấy kém an toàn và có nguy cơ cao rối loạn lo âu toàn thể. Ngoài ra, một số rối loạn nhân cách như rối loạn nhân cách giáp ranh, cũng đi kèm rối loạn lo âu toàn thể) và di truyền.

Làm sao để kiểm soát được sự lo âu?

Rối loạn lo âu toàn thể gây những hậu quả nặng nề hơn, nó có thể làm người bệnh bị trầm cảm; lạm dụng chất gây nghiện; mất ngủ; những vấn đề về dạ dày ruột; nhức đầu; nghiến răng. Do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều trị rối loạn lo âu toàn thể bao gồm dùng thuốc đơn độc hoặc kết hợp với tâm lý liệu pháp. Cần phải điều trị thử bằng nhiều loại thuốc trước khi tìm được loại phù hợp nhất cho bạn.

Dùng thuốc

– Các thuốc chống lo âu: Benzodiazepines là những thuốc an thần có ưu điểm làm giảm bớt lo âu trong vòng 30 đến 90 phút. Nhược điểm của chúng là gây lệ thuộc thuốc nếu dùng quá vài tuần. Do đó, bác sĩ chỉ dùng thuốc này trong thời gian ngắn để giúp bạn vượt qua giai đoạn đặc biệt căng thẳng. Những thuốc này có thể gây lảo đảo, choáng váng và mất phối hợp vận động. Dùng liều cao và trong thời gian dài có thể gây rối loạn trí nhớ. Không được lái xe và vận hành máy móc khi đang uống thuốc.

Buspirone (buSpar) là một loại thuốc khác thường dùng để điều trị rối loạn lo âu toàn thể. Thuốc này phải mất vài tuần mới cải thiện được các triệu chứng, tuy nhiên ưu điểm của nó là không gây lệ thuộc thuốc. Tác dụng phụ thường gặp của buspirone là cảm giác lâng lâng trong một thời gian ngắn xảy ra sau khi dùng thuốc. Những tác dụng phụ ít gặp hơn là nhức đầu, buồn nôn, cảm giác bồn chồn và mất ngủ.

– Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc này ảnh hưởng đến hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh được xem là có vai trò trong hình thành rối loạn lo âu. Các thuốc chống trầm cảm thường dùng điều trị rối loạn lo âu toàn thể gồm: fluoxetine (prozac), paroxetine (paxil), imipramine (tofranil), venlafaxine (effexor), escitalopram (lexapro) và duloxetine (cymbalta).

Dù dùng thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai, bác sĩ cần điều trị thử vài thứ thuốc trước khi chọn được một loại thích hợp và ít tác dụng phụ nhất cho bạn. Bạn không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tâm lý liệu pháp

Còn gọi là điều trị qua đối thoại và tư vấn. Tâm lý liệu pháp cần được sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần qua sự lắng nghe và trao đổi.

Có bằng chứng cho thấy việc điều trị bằng phương pháp nhận thức ứng xử (cognitive behavior therapy) có thể cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu toàn thể. Điều trị bằng nhận thức ứng xử giúp bạn phân biệt giữa những niềm tin và cung cách ứng xử không lành mạnh, tiêu cực với những niềm tin đúng đắn và cung cách ứng xử tích cực. Nó dựa trên cơ sở là những ý nghĩ của bạn – chứ không phải là người khác và những tình huống sẽ xác định cách bạn sẽ ứng xử ra sao. Ngay cả khi một tình huống bạn không mong muốn vẫn cứ tồn tại, bạn vẫn có thể thay đổi suy nghĩ của mình và ứng xử sao cho tích cực. Phương pháp điều trị nhận thức ứng xử thường được dùng trong một đợt ngắn hạn, nó nhấn mạnh đến việc học hỏi để hình thành và phát triển khả năng làm chủ tư duy và cảm xúc của bạn.

Việc điều trị rối loạn lo âu toàn thể hoặc bất kỳ bệnh lý tâm thần nào khác cần phải thích ứng với từng trường hợp. Không có một chế độ điều trị kiểu mẫu nào có thể áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân. Chủ yếu là điều trị ngoại trú, nhưng có một số trường hợp nặng cần phải nhập viện.

Đăng ký tư vấn tại đây

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển

List

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 Tuổi và Cách nắm bắt, chăm sóc

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 Tuổi và Cách nắm bắt, chăm sóc

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 Tuổi và Cách nắm bắt, chăm sóc Đặc điểm tâm lý của trẻ …
Tham khảo 5 cách chữa ngọng hiệu quả nhất

Tham khảo 5 cách chữa ngọng hiệu quả nhất

Tham khảo 5 cách chữa ngọng hiệu quả nhất Nói ngọng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển ngôn …
Hỗ trợ trẻ kiểm soát và hành vi

Hỗ trợ trẻ kiểm soát và hành vi

Hỗ trợ trẻ kiểm soát và hành vi Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc xử lý thông …
Trẻ 17 tháng chưa biết nói có đáng lo không?

Trẻ 17 tháng chưa biết nói có đáng lo không?

Trẻ 17 tháng chưa biết nói có đáng lo không? Một đứa trẻ 17 tháng chưa biết nói không phải …
Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối cho …
Nỗi lòng của người mẹ khi cho con đi du học

Nỗi lòng của người mẹ khi cho con đi du học

Nỗi lòng của người mẹ khi cho con đi du học Ngày con chuẩn bị hành lý để rời xa …
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat