Menu Đóng

Phải làm gì khi một đứa trẻ hay la hét?

Đã bao giờ bạn thấy bất lực trước tiếng la hét của con? Bạn có phân biệt được trẻ la hét chỉ đơn thuần do được nuông chiều quá mức hay đó là biểu hiện của sự bất thường về tâm lý?

Dù tiếng la hét xuất phát từ sự nuông chiều hay là biểu hiện của sự bất thường về mặt tâm lý – tâm thần, cha mẹ đều không được chủ quan, bỏ mặc bởi nếu không can thiệp kịp thời, thói quen trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự thích nghi, hòa nhập xã hội của trẻ khi trưởng thành. Khi lớn lên, những đứa trẻ hay la hét dễ có xu hướng thô lỗ, cộc cằn, thậm chí sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

Khi cha mẹ có con hay la hét, đập phá đồ…ở độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, có lẽ cha mẹ đã quen với những cơn nóng nảy thất thường của con mình. Trong giai đoạn nổi loạn và bướng bỉnh này, những hành động của trẻ có thể khiến cha mẹ “nổi cơn tam bành”, dễ dàng sử dụng đòn roi để dạy con.

Dù bạn là kiểu cha mẹ nào đi chăng nữa thì cũng nên nói với con mình trong tình huống chúng mất bình tĩnh rằng, hành động la hét, đánh người khác, đập phá đồ đạc là sai. Nếu trẻ không được cha mẹ uốn nắn từ nhỏ, lớn lên chúng sẽ ngày càng khó dạy bảo.

Bộ não của con người được chia thành 2 phần là lý trí và cảm xúc, chúng hoạt động độc lập với nhau. Khi trẻ mất bình tĩnh, phần não thiên về cảm xúc ở trạng thái hưng phấn quá mức, lúc này phần não lý trí sẽ khó kiểm soát được, khiến trẻ có hành vi hung hăng.

Để giúp trẻ bình tĩnh lại, trước tiên cha mẹ phải thừa nhận cảm xúc của chúng, sau đó kết nối cảm xúc và suy nghĩ của trẻ.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ hay la hét, mất bình tĩnh?

Đối mặt với cơn giận dữ của trẻ cha mẹ phải kiểm soát cảm xúc của mình và xử lý như sau:

Để trẻ nhận biết được cảm xúc của chính trẻ

Ví dụ, nếu bạn không mua đồ chơi, trẻ sẽ khóc rất to để đòi.

Cách xử lý sai: Khuyên con đừng khóc vì ở nhà đã có nhiều đồ chơi, vì thế mẹ sẽ không mua cho con.

Cách xử lý đúng: Bạn có thể tỏ ra thấu hiểu con mình bằng cách nói: “Mẹ biết con đang rất tức giận và thất vọng (nói ra cảm xúc của con) khi mẹ không mua đồ chơi đúng không”.

Mặc dù sử dụng những lời đồng cảm theo cách này, đứa trẻ không thể bình tĩnh lại ngay lập tức, nhưng nó có thể thành công thu hút sự chú ý của trẻ.

Khi cha mẹ thể hiện sự đồng cảm với tâm trạng của trẻ vào lúc trẻ tức giận, bằng cách nói ra những lời an ủi, ánh mắt thấu hiểu, một cái ôm… Những điều này sẽ khiến trẻ có thể nguôi giận và bình tĩnh lại.

Đối mặt với cơn giận dữ của trẻ, nhiều bậc cha mẹ yêu cầu trẻ kiểm soát cảm xúc của mình ngay lập tức. Trẻ thậm chí không hiểu cảm xúc của mình, làm sao chúng có thể kìm chế được? Vì vậy, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là để trẻ hiểu được cảm xúc và nhu cầu của mình.

Để trẻ cảm thấy được yêu thương

Không nên chỉ chú ý tới mỗi hành động tức giận của con cái khi chúng mất bình tĩnh. Cho dù trẻ đang như thế nào, cha mẹ cũng nên tỏ ra mình vẫn yêu thương và thấu hiểu cảm xúc tức giận nhất thời của chúng.

Điều quan trọng trong lúc trẻ la hét là cha mẹ phải bình tĩnh, nếu 2 bên đều không kìm chế được cảm xúc của mình, dễ dẫn tới những hành động không mong muốn như sử dụng đòn roi, la mắng nặng nề.

Vì thế, cha mẹ dù cảm thấy rất khó chịu trước những hành động quá quắt của con mình, hãy cố kìm chế, hạ giọng hết mức có thể. Cha mẹ có thể ngồi cách xa con một chút, mặc cho chúng nổi cơn tam bành. Sau khi trẻ tức giận chán chê, cha mẹ hãy tới an ủi, tỏ ra mình thấu hiểu và vẫn yêu thương con bằng một cái ôm hoặc nắm tay.

Lấy những câu chuyện để xử lý trẻ

Cha mẹ đừng vội đánh giá hành động của con mình là tốt hay xấu. Điều quan trọng là để trẻ chấp nhận cảm xúc của mình, hướng dẫn chúng làm sao để quên đi những điều mình muốn nhưng không được đáp ứng.

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi có thể vẫn chưa hiểu hết được những hành động của mình là nên và không nên làm. Thay vì thuyết giảng, tốt hơn là cha mẹ có thể sử dụng một số câu chuyện bằng sách tranh để hướng dẫn con mình cách xử lý trong những tình huống tương tự. Bằng cách này, cha mẹ sẽ phần nào ngăn chặn được những cơn tức giận khủng khiếp của con mình.

Trẻ la hét là dấu hiệu của tự kỉ

Trẻ la hét cũng có thể bị bất thường về tâm lý như tự kỉ. Rối loạn này là một loại rối loạn phát triển ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Hành vi la hét của trẻ tự kỷ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến:

  • Các yếu tố giác quan: Trẻ tự kỷ thường có rối loạn giác quan, bao gồm rối loạn về thị giác, thính giác, vị giác, mùi giác và xúc giác. Khi các yếu tố giác quan được kích thích mạnh, trẻ tự kỷ có thể phản ứng bằng cách la hét để giảm bớt sự khó chịu.
  • Không thích thay đổi: Trẻ tự kỷ thường thích tuân theo các thói quen và lịch trình nhất định. Khi gặp thay đổi hoặc những tình huống mới, trẻ có thể trở nên căng thẳng và phản ứng bằng cách la hét.
  • Không thể diễn đạt cảm xúc: Rối loạn tự kỷ có thể ảnh hưởng đến việc hiểu cảm xúc và khả năng giao tiếp với trẻ tự kỷ. Khi trẻ không thể diễn đạt cảm xúc của mình, có thể phản ứng bằng cách la hét để thể hiện sự bực bội, khó chịu hoặc sự lo lắng.
  • Cảm giác bị bỏ rơi hoặc bất an: Trẻ tự kỷ có thể cảm thấy không an toàn hoặc bị bỏ rơi trong một số tình huống. Điều này có thể khiến các em phản ứng bằng cách la hét hoặc có những hành động khác để tìm cách bảo vệ mình.

Với đa số trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ, kết nối với người khác và hiểu được cảm xúc của người khác. Do đó, khi gặp những tình huống mà trẻ không thể hiểu hoặc đối mặt với những tác động môi trường không mong muốn, trẻ tự kỷ có thể bị kích thích và phản ứng bằng cách la hét. Vậy chúng ta cần làm gì khi trẻ hay la hét? Hãy tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và hỗ trợ trẻ trong việc quản lý cảm xúc và giao tiếp hiệu quả hơn.

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat