Menu Đóng

Phương pháp dạy tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trường học

Trẻ hay chạy nhảy, đi lại tự do, phá rối các bạn, không tập trung chú ý học tập là điều mà thầy cô hay phản ánh về trẻ tăng động. Muốn giúp con sớm cải thiện bệnh thì việc kết hợp giáo dục hành vi ở nhà và ở trường sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng chăm sóc một đứa trẻ tăng động bằng gấp mấy lần những đứa trẻ bình thường, đòi hỏi phải có tính kiên trì bền bỉ và lâu dài. Ngoài ra, kiến thức cần phải có khi chăm một đứa trẻ tăng động giảm chú ý là điều cần thiết.

Những trở ngại của trẻ ở trường học

Tính đặc thù của những trẻ tăng động giảm chú ý là nghịch luôn chân luôn tay, không biết mệt mỏi, hay phá rối, không tập trung chú ý thì việc hòa nhập học tập cùng các bạn bình thường quả là bước khó khăn cho cô giáo:

  1. Trẻ thường quên làm bài tập hoặc làm thiếu, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
  1. Trẻ thường xuyên làm mất đồ dùng, sách vở…
  1. Trẻ khó kiểm soát hành vi, hay tự ý rời khỏi chỗ, ngồi sai vị trí, phá phách đồ đạc trong lớp…
  1. Trẻ dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài như: tiếng động lạ, người đi qua, cử động của bạn ngồi trên và bị cuốn theo các tác động này nên bỏ lỡ bài giảng của thầy cô. Chính vì vậy nên áp dụng đúng cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở trường.
  1. Trẻ thường hấp tấp, bồng bột, hay “nói trước nghĩ sau”, nói leo trong lớp, trả lời trước khi được hỏi xong, trêu trọc bạn bè, hay chen ngang câu chuyện của bạn bè và thầy cô.
  1. Trẻ kém tập chung nên rất khó thực hiện được đúng hướng dẫn của thầy cô trong các nhiệm vụ hoặc các trò chơi tập thể yêu cầu theo thứ tự trước sau.
  2. Trẻ bất cẩn, hay vi phạm nội quy, bị thầy cô trách phạt, bạn bè trêu trọc nên có thể phát sinh tâm lý chán nản, tự ti…

Sự kiên trì giúp cô thành công trong dạy trẻ (ADHD)

Cho phép trẻ được duy chuyển trong lớp học. Bởi trẻ tăng động chỉ có thể ngồi yên một lúc, hãy cho phép trẻ làm việc vặt như gọt bút chì, xếp ghế…mỗi 15 phút một lần. Không nên trách móc trẻ mà hãy cố gắng khen ngợi khi chúng kiểm soát được bản thân, bởi những hành vi như vậy không nằm trong sự kiểm soát của chúng. Hãy giao cho trẻ các việc có tính kích thích cao, hướng dẫn cách làm, các quy tắc và không thể thiếu các thay đổi hợp lý dành cho trẻ tăng động giảm chú ý.

Giáo viên có thể cho phép trẻ đạt được một đặc quyền nào đó khi trẻ cố gắng tuân theo các quy định trong lớp học, khuyến khích trẻ khi hoàn thành bài tập về nhà hay một công việc nào đó được giao. Khi bắt tay vào một bài tập trẻ thường sẽ không biết cách làm như thế nào thì lúc này những hoạt động một kèm một rất hữu ích cho trẻ, cũng xem xem các bạn khác có tình nguyện giúp trẻ không?

  1. Trẻ tăng động giảm chú ý thường có vấn đề trong việc dừng một hành động khi đã tập trung tham gia, vì thế hãy sáng tạo ra một tín hiệu (ví dụ như vỗ vào vai) hay giao nhiệm vụ cho một trẻ khác giúp đỡ khi cần đổi hướng sự chú ý của chúng. Vì hầu hết trẻ tăng động giảm chú ý đều gặp vấn đề với việc viết tay và liên tục suy nghĩ, hãy cho phép chúng sử dụng bàn phím. Vấn đề chỗ ngồi cũng rất đáng lưu ý. Cho trẻ ngồi gần bạn và thường xuyên nhìn trẻ để giữ sự tập trung (cũng như làm giảm những yếu tố gây nhiễu).
  1. Gọi trẻ thường xuyên trong lớp học. Tương tác thực sự giữ chúng tập trung, và việc chờ đến lượt mình đối với trẻ tăng động giảm chú ý là rất khó khăn. Hãy nghiêm khắc trong lớp học và không cho phép các trẻ khác trêu chọc trẻ tăng động giảm chú ý. Những đứa trẻ này đặc biệt dễ tổn thương khi bị chế giễu. Một cuộc họp lớp về những khác biệt giữa từng cá nhân sẽ giúp cho các trẻ bình thường chấp nhận trẻ đặc biệt dễ dàng hơn. Khi hành vi của trẻ trở nên khó kiểm soát, hãy yêu cầu trẻ lên ý tưởng cùng bạn những cách để giải quyết vấn đề. Việc này sẽ nâng cao nhận thức cá nhân và phát triển ý thức tự kiểm soát của trẻ.
  1. Tập trung phát triển một hệ thống liên lạc tốt giữa gia đình và nhà trường, bằng cách đó trẻ sẽ không bị tụt lại trong các công việc được giao về nhà, còn phụ huynh sẽ được cập nhật thường xuyên về hành vi của trẻ ở trường.
  1. Dành một chỗ trong phòng để trẻ tăng động giảm chú ý điều chỉnh lại khi bị kích động hay không thể giữ tập trung. Nơi này nên là một góc yên tĩnh với tai nghe, một vài bài hát thư giãn, trò chơi ô chữ, sách vv. Đây không phải là góc phạt của trẻ, mà là nơi trẻ tự chọn để đến khi cần.
  1. Một nhóm kĩ năng hay “nhóm tình bạn” có thể giúp trẻ học những kĩ năng như đổi lượt, không đứng quá gần, không áp đáo một cuộc bàn luận, tìm ra niềm yêu thích của người khác. Việc này có thể giúp ngăn chặn sự xa lánh với trẻ
  1. Dành một chỗ trong phòng để trẻ tăng động giảm chú ý điều chỉnh lại khi bị kích động hay không thể giữ tập trung. Nơi này nên là một góc yên tĩnh với tai nghe, một vài bài hát thư giãn, trò chơi ô chữ, sách vv. Đây không phải là góc phạt của trẻ, mà là nơi trẻ tự chọn để đến khi cần.Một nhóm kĩ năng hay “nhóm tình bạn” có thể giúp trẻ học những kĩ năng như đổi lượt, không đứng quá gần, không áp đáo một cuộc bàn luận, tìm ra niềm yêu thích của người khác. Việc này có thể giúp ngăn chặn sự xa lánh với trẻ.

[catlist pagination=yes numberposts=10]

TS09 - DrPSY
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat