Menu Đóng

Rối loạn lo âu ở trẻ cha mẹ tuyệt đối phải lưu ý

Cũng giống như người lớn, trẻ em đôi khi cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn khi bắt đầu đi học, đi nhà trẻ, hoặc chuyển đến một khu vực mới.

Rối loạn lo âu ở trẻ em là gì?

ối loạn lo âu là tình trạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ quá mức hay khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như vã mồ hôi, khô miệng, bứt rứt không thể ngồi yên một chỗ trước một sự việc, tình huống nào đó.

Nếu chứng rối loạn lo âu ở trẻ kéo dài và không có biện pháp can thiệp kịp thời, sức khỏe, tinh thần và quá trình phát triển ở trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những đứa trẻ mắc hội chứng này thường cảm thấy rất xấu hổ, cô đơn, ngại giao tiếp và không muốn tham gia các hoạt động xã hội.

Rối loạn lo âu ở trẻ em thường được bắt gặp ở những dạng sau:

  • Rối loạn lo âu ám ảnh cưỡng chế/OCD.
  • Rối loạn lo âu lan tỏa/toàn thể.
  • Rối loạn lo âu hoảng sợ.
  • Rối loạn lo âu chia ly.
  • Rối loạn lo âu stress sau khi bị sang chấn tâm lý.
  • Câm có chọn lọc.
  • Ám ảnh sợ chuyên biệt.
  • Rối loạn lo âu xã hội/nỗi ám ảnh xã hội.

    Biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em bắt nguồn từ đâu?

    Trẻ em còn quá nhỏ để thích nghi với những biến đổi bất thường từ môi trường. Nhất là phần lớn trẻ thường vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ba mẹ. Chính điều này đã khiến trẻ luôn có cảm giác sợ phải xa cách, mất đi tình yêu thương của ba mẹ, ông bà, sợ khi làm sai,…

    Tuy tình trạng này không phải là vấn đề đáng quan ngại, đôi khi nó còn rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhưng một khi tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài, biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân chủ yếu có thể bắt nguồn từ các yếu tố môi trường và các yếu tố sinh học.

    Một số nguyên nhân phổ biến làm gia tăng tỷ lệ mắc rối loạn lo âu ở trẻ em:

    • Cú sốc gia đình: Những sự việc đau lòng như cha mẹ ly hôn, người thân qua đời,… hay thậm chí chỉ là mẹ có em bé mới,… có thể khiến trẻ cảm thấy mất an toàn và có cảm giác bị bỏ rơi.
    • Gia đình không hạnh phúc: Khi thường xuyên phải chứng kiến các cuộc cãi vã, mâu thuẫn giữa ba mẹ, ông bà, trẻ có thể cảm thấy áp lực và sợ hãi.
    • Học quá nhiều: Một số trường hợp trẻ đi học, ba mẹ sắp xếp thời khóa biểu của trẻ quá kín cũng như quá kỳ vọng vào trẻ, thời gian nghỉ ngơi của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
    • Bị bạo hành, bắt nạt: Thường xuyên bị bắt nạt cũng rất có thể khiến biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em xuất hiện.

    Ngoài ra, nếu trẻ hay đọc các thông tin, xem các hình ảnh mang tính chất nguy hiểm, kinh dị, dễ bị ám ảnh, theo thời gian, chứng rối loạn lo âu ở trẻ cũng có thể hình thành.

    Biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em

    Phần lớn chứng rối loạn lo âu ở trẻ thường có những đặc trưng như căng thẳng, lo lắng thái quá. Tuy nhiên, ở từng độ tuổi, các triệu chứng cũng có những dấu hiệu riêng biệt.

    Dưới đây là một số biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em thường được bắt gặp:

    • Luôn cảm thấy sợ hãi quá mức với các vấn đề từ môi trường xung quanh.
    • Không thể tập trung hoàn toàn vào việc gì đó.
    • Thường xuyên muốn ở bên ba mẹ, không muốn phải tới trường,
    • Trẻ quấy khóc đêm, nhất là khi phải ngủ một mình và không được ngủ cạnh ba mẹ.
    • Cáu gắt, giận dữ không rõ lý do.
    • Nhút nhát, có xu hướng né tránh giao tiếp với người lạ.
    • Đỏ mặt, tay chân run rẩy, đổ mồ hôi, rối loạn nhịp tim, đau bụng, tiêu chảy,…

    Điều trị rối loạn lo âu ở trẻ như thế nào?

    Sau khi phát hiện các biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y khoa uy tín để khám tâm lý cho trẻ. Các bác sĩ sau khi xác định chính xác tình trạng sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp. Tùy vào mức độ bệnh, cách điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em cũng sẽ khác nhau.

    Phần lớn các biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em đều được áp dụng phương pháp tâm lý trị liệu để đảm bảo an toàn. Trên thực tế, quá trình chữa bệnh sẽ cần đến sự kết hợp của các chuyên gia khoa tâm lý và khoa tâm thần. Các bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp chuyên môn để giúp trẻ kiểm soát hành vi và nỗi sợ của mình một cách chậm rãi.

    Tâm lý trị liệu sẽ giúp trẻ học cách nhận biết và thay thế các suy nghĩ, hành vi tiêu cực bằng những điều lạc quan, tích cực hơn. Không chỉ vậy, trẻ cũng có được những kiến thức nền tảng để sử dụng cho những trường hợp cần thiết trong tương lai. Tuy nhiên, để quá trình trị liệu mang lại hiệu quả cao nhất, ba mẹ cần hết sức quan tâm và luôn đồng hành cùng con, giúp con xua tan nỗi sợ hãi.

    Cách phòng tránh rối loạn lo âu ở trẻ

    Ba mẹ cần hết sức chú ý và quan tâm những biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em bởi nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, sức khỏe, nhận thức và quá trình phát triển của trẻ. Để phòng ngừa căn bệnh tâm lý này, ba mẹ cần áp dụng một số biện pháp sau:

    • Xây dựng và rèn luyện cho trẻ thói quen sinh học lành mạnh để nâng cao tính độc lập.
    • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm chất cần thiết để trẻ phát triển khỏe mạnh.
    • Dạy trẻ cách kiểm soát xúc và nhìn nhận vấn đề theo phương diện tích cực, hạn chế nóng giận, cãi vã trước mặt trẻ.
    • Thường xuyên trò chuyện, tâm sự cùng trẻ, giúp trẻ nói ra những khó khăn, khúc mắc mà mình đang phải đối mặt.
    • Tránh chê bai, chỉ trích trẻ khi trẻ gặp thất bại làm trẻ tổn thương, tự ti, thay vào đó, ba mẹ cần động viên trẻ để trẻ không bị quá tiêu cực.
    • Đảm bảo trẻ luôn ngủ đủ giấc, rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ trước 22h, giữ không gian ngủ yên tĩnh, dễ chịu, thoáng mát, tránh làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
    Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển

    Home
    Hotline
    Chỉ đường
    Liên hệ
    Zalo Chat