RỐI LOẠN LO ÂU LÀ GÌ?
Rối loạn lo âu là một bệnh lý thường đi kèm với các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc như: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi vô cớ, bồn chồn, căng cơ, tim đập nhanh, run, đau đầu, khó thư giãn,…
Các rối loạn lo âu được đặc trưng bởi sự sợ hãi, lo lắng, hay kinh hãi làm suy giảm rất nhiều khả năng hoạt động bình thường và điều đó là không cân xứng với hoàn cảnh hiện tại.
Một số lo âu là một khía cạnh bình thường của sự phát triển, như sau:
Những khó khăn như vậy không nên được coi là bằng chứng của một rối loạn. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện lo âu trở nên quá mức đến nỗi làm giảm chức năng hoặc gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng và/hoặc trốn tránh, nên xem xét một chứng rối loạn lo âu.
Các rối loạn lo âu thường xuất hiện trong thời thơ ấu và tuổi vị thành niên. Ở một số thời điểm trong thời thơ ấu, khoảng 10 đến 15% trẻ em trải qua một chứng rối loạn lo âu. Trẻ bị rối loạn lo âu có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm và lo âu sau này.
Các rối loạn lo âu có thể xảy ra ở trẻ em và tuổi vị thành niên bao gồm:
Rối loạn lo âu có thể cản trở con bạn kết bạn, phát biểu trong lớp, tham gia các hoạt động xã hội và ở trường. Trẻ thường có cảm giác xấu hổ, sợ hãi, cô đơn. Nếu không được điều trị, trẻ rối loạn lo âu có nguy cơ cao gặp khó khăn ở trường, bỏ lỡ những trải nghiệm xã hội quan trọng, dễ nghiện game, chất kích thích….
Dr PSY VIỆT NAM CHIA SẺ
Khi con trẻ đã chẳng may mắc bất kỳ hội chứng tâm lý nào và phải điều trị bằng thuốc thì dường như tương lai các con đã bị khép lại rất nhiều
Những bất ổn tâm lý rất khó nhận dạng, đặc biệt trong giai đoạn đang bị nuôi dưỡng mà chưa phát tác thành bệnh. Chính vì vậy nên phần lớn khi phát hiện ra thì con trẻ thường đã bị ở những trạng thái lô cốt quá lâu.
Các cha mẹ Việt vẫn rất xa rời thậm chí chủ quan nên chỉ giật mình khi tự nhiên thấy con
Các chuyên gia, tâm lý tại Dr PSY Việt Nam hàng ngày phải tiếp nhận và chia sẻ với quá nhiều các gia đình. Họ kêu cứu khi con đang ở tại VN, họ kêu cứu khi con đang học ở nước ngoài xa cách …, và các con đang rất bất ổn khi luôn nghĩ đến những điều tiêu cực, những hành động tiêu cực.. để rồi mặc dù đã quá quen với nhiều hoàn cảnh nhưng vẫn không khỏi xót xa, thậm chí phải khóc cùng con, cùng bố mẹ chúng …, vì các con đáng thương và thêm cả đáng tiếc!
Trong thực tế tất cả các dấu hiệu có nguy cơ dẫn đến bệnh tâm lý của các con vốn dĩ luôn hiện hữu từng ngày nhưng chỉ là cha mẹ không thể nhận ra và thậm chí nhầm lẫn:
Mọi biểu hiện của con luôn được các cha mẹ quy đổi sang dạng tính cách, hành vi, cảm xúc thông thường hoặc quá quắt nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó mà ít người nghĩ đến đó có thể là các dấu hiệu của tâm lý bất ổn.
HẬU QUẢ VÀ CÁC BẤT ỔN CỦA CÁC HỘI CHỨNG TÂM LÝ
Một cô bé mới 7 tuổi nhưng đã mắc chứng rối loạn lo âu từ năm lớp 1 và phải dùng đến thuốc được vài đợt. Bình thường đã nhút nhát và trầm, nhưng khi uống thuốc vào thì dường như con càng thu vào vỏ bọc trầm lặng sâu hơn. Con chỉ muốn ngủ, không muốn tiếp xúc với ai, hành vi chậm chạp lề mề. Đến khi dừng thuốc con vẫn không thể khá hơn khi vẫn lo âu và thậm chí bắt đầu có những biểu hiện cáu gắt, khóc rất nhiều trong bất lực như có điều gì ức chế bên trong mà không thể thoát được nên nó nghẹn lại mà chỉ nước mắt chảy hoặc gào thét. Không sai khi mà có bệnh thì phải dùng thuốc, nhưng dường như nó là chưa đủ thậm chí cái gốc con cần thì lại chưa tìm ra để giúp con nên đôi khi dùng thuốc lại là sự chệch hướng kéo dài nguy cơ không thể dứt điểm. Thực ra con là đứa trẻ cầu toàn, nguyên tắc đến dập khuôn máy móc cộng thêm tâm lý yếu khi dễ sợ hãi. Con dễ căng thẳng sợ hãi đến mức khi thầy cô phê bình bạn khác trong lớp thì bản thân con đã run rẩy. Cô giao gì, cô bảo gì sẽ bắt bản thân phải làm đúng như vậy, nhưng không tin vào chính mình đã đúng chưa nên luôn sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ phạt mà cứ thế tạo ra sự hoang mang, sự hoảng loạn.
Trong trường hợp này chuyên gia tâm lý đã khuyên gia đình dừng cho con uống thuốc và sẽ dạy con dùng tư duy, lý trí và kỹ năng để vượt qua nỗi sợ hãi từ đó mất đi sự căng thẳng hoảng loạn.
Rối loạn cảm xúc
Con 12 tuổi – Chẩn đoán bị rối loạn cảm xúc. Ngay từ khi con học lớp 6 đến gặp chuyên gia đã chẩn đoán con có dấu hiệu trầm cảm nhưng bố mẹ không tin. Con nói mình luôn bị tiếng nói nhỏ trong đầu xui khiến con phải suy nghĩ và hành động điều gì đó mà trước đó con đã rất sợ hoặc rất ghét. Con kể bị áp lực từ bé khi học chậm và không có bạn chơi. Giờ ra chơi con chỉ ngồi một chỗ và đọc các chuyện tranh. Vì học chậm nên bố dạy con học đã không kiềm chế được mà hay chửi con thậm tệ, với những từ ngữ kinh khủng, thậm chí đánh và giúi đầu con xuống bàn. Các câu nói như “Đầu mày là óc lợn à” hoặc “Sao mày ngu thế” là những từ mà con cho rằng nhẹ nhàng nhất khi bị chửi. Hè lớp 7 con quay trở lại gặp chuyên gia và thực sự đã muộn. Con bỏ học, con đòi tự tử chết, những gì trước kia bố dùng để chửi con thì giờ đây con dùng để chửi cả bố mẹ, thầy cô hay bất kỳ ai con thấy không an toàn cho mình. Con nói con đang uống thuốc tâm thần, thuốc trầm cảm rồi, con đang bị điên rồi, bố mẹ còn cho con đi cúng để bắt ma nữa, vì trong con có một con ma xui con hỗn láo…
Trường hợp này chuyên gia điều trị tâm não để con khống chế tiếng nói nhỏ và cho con tham gia các hoạt động yêu thương, trách nhiệm phù hợp với từng giai đoạn điều trị để con không bị thừa thãi não bộ hoặc hành vi vào những sự tiêu cực đặc biệt xóa bỏ hoàn toàn tiềm thức muốn chết.
Trầm cảm
Đứa con trai 24 tuổi ngây ngô, con giao tiếp khó khăn được mẹ đưa đến tư vấn tâm lý sau khi con đã dùng thuốc trầm cảm được gần 10 năm. Mẹ nói con đã từng học trường chuyên nổi tiếng và đã đạt giải nhì toán tin thành phố năm học lớp 11. Thực chất con là cậu bé ngoan từ khi còn rất nhỏ. Bố mẹ bận, chỉ có một đứa con nên bản thân con luôn tự lập trong tất cả các hoạt động cá nhân, học tập, gia đình. Tuy nhiên, con nhút nhát, giao tiếp kém nên hầu như không có bạn chơi thậm chí do ngoan lành quá nên luôn bị các bạn trong lớp trêu trọc, bắt nạt nhưng chỉ biết cam chịu một mình không dám nói với bất kỳ ai kể cả bố mẹ. Vì con luôn ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi nên không có gì để bố mẹ chê trách hay bận tâm mà càng thoải mái để chăm lo công việc, thăng tiến. Đến khi con học hành sa sút thì mới vào cuộc nhưng đã muộn rất nhiều vì đến năm lớp 12 thì con bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm.
Trường hợp này chuyên gia giúp con dùng lý trí để hoán đổi các tư duy bế tắc, tiêu cực…, từ đó mỗi tháng giảm dần một tỷ lệ % nhỏ thuốc để thoát dần phụ thuộc vào nó và giảm các tác dụng phụ để con có phản xạ tư duy nhận thức tốt hơn. Cộng thêm với các hoạt động thể chất và các hoạt động kỹ năng khác nên con đã có sự cọ sát để nhanh nhẹn hơn, năng lượng sống nhiều hơn nên có nhu cầu phát triển bản thân rõ nét thay bằng chấp nhận bị bệnh. Từ đó tâm lý, cảm xúc, tính cách có sự cân bằng hơn rất nhiều, tư duy và khả năng ghi nhớ tăng lên từng ngày.
Tâm thần phân liệt
Con 15 tuổi – Một đứa con nhút nhát, con hay bị bạn bắt nạt từ nhỏ và chỉ biết chấp nhận nhưng trong ấm ức, tức giận triền miên. Học hết lớp 8 bắt đầu có biểu hiện phá phách trong lớp, nói lẩm bẩm, nhổ nước bọt, cười ngây dại, luôn gây sự chú ý của người khác bằng cách gây gổ, trêu trọc… Đỉnh điểm là bắt đầu lớp 9 không muốn đi học nữa, kiên quyết bỏ học và ở nhà lấy tông đơ tự cạo trọc đầu để thể hiện sức mạnh có thể đánh bại mọi đứa bạn, hay bất kỳ ai. Xưng hô với bố mẹ là mày tao, chửi bố mẹ hay bất kỳ ai bằng sự cợt nhả vô thức vì coi như trò chơi vui sướng nhất. Tâm lý sang diện luôn muốn bản thân được chú ý khi gây ra bất kỳ trò gì mà không phân biệt được đúng hay sai, nên hay không nên.
Trường hợp này mẹ cho con uống thuốc được ba ngày và con có biểu hiện lừ đừ, chậm chạp và ngủ li bì… nên chuyên gia yêu cầu dừng thuốc và bắt đầu dạy con nhận thức lại từng vấn đề trong mớ lộn xộn não bộ nhằm xắp xếp lại trật tự tư duy cùng với tham gia vào các hoạt động khác trong gia đình và ngoài môi trường sống. Con đã tiến triển rất tốt trong từng tuần và đặc biệt lấy lại được khả năng ghi nhớ, tư duy nhận thức tích cực, mất hoàn toàn các biểu hiện cười ngây dại, chống đối không làm gì, chửi tục, nhổ nước bọt, xưng hô mày tao với bố mẹ và người lớn…
Rối loạn hành vi (rối loạn cử xử)
Con trai 9 tuổi không thể ngồi tập trung học được. Trên lớp con luôn chân luôn tay, chạy ra khỏi chỗ để trêu trọc, phá phách không cho các bạn học. Giờ ra chơi càng như chim sổ lồng khi nghịch không phân biệt nguy hiểm, đánh bạn, thậm chí bị nhắc nhở sẽ ngay tức khắc đập bàn, ném đồ, la hét, gào thét và đánh cả thầy cô. Trên lớp đã vậy, ở nhà còn khủng khiếp hơn. Ra ngoài vui chơi công cộng càng mất kiểm soát không phân biệt được nguy hiểm. Thực ra đứa trẻ này đã đến với chuyên gia từ trước khi vào lớp 1và đã được chẩn đoán nguy cơ, thậm chí đã đươc hướng dẫn phương pháp để giúp con nhưng bố mẹ tự ái, không tin nên không thực hiện sau đó càng lớn con càng phình ra thì đã muộn hơn rất nhiều.
Trong trường hợp này chuyên gia đã chỉ thị không dùng thuốc mà điều trị trật tự lại nhận thức vùng với các hoạt động có nguyên tắc bắt buộc để phát triển cho con nhận diện đúng, sai, nên không nên từ đó cân bằng và kiểm soát được hành vi.
Tâm thần hoang tưởng
Con trai 20 tuổi học năm thứ 2 đại học nhưng cứ khăng khăng bản thân mới chỉ 14 đến 15 tuổi nhưng đã học đại học vì học hết lớp 9 nhưng được chuyển thẳng vì suất sắc. Nói con đã 20 tuổi rồi thì không vui và bảo là sao chuyên gia cứ bắt con già đi như thế, con vẫn còn trẻ con mà. Con nợ nhiều môn học, ngồi học không thích con đến đấy chỉ ngủ thôi. Con đang muốn đi du học Mỹ vì ở đó học dễ hơn, ở Việt nam học khó lắm. Nói chuyện rất nhiều và trí nhớ con luôn lộn xộn lung tung từ khi còn học tiểu học đến khi học đại học con không nói đúng được bất kỳ ngôi trường nào đã học. Con cứ tưởng tượng lộn xộn và nói lộn xộn nhưng theo hoang tưởng về sự tài giỏi và sức mạnh của bản thân. Đi khám cách đây 2 năm được chẩn đoán con bị tâm thần phân liệt dạng tâm thần hoang tưởng nhưng luôn cho mình không sao hết mà không chịu uống thuốc, bố mẹ cũng nghĩ như vậy nên không theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Bởi nếu mới tiếp cận sẽ thấy con như đang cố tình trẻ con cợt nhả vì cứ nói ngược lung tung nhưng có lúc lại ngồi trầm tư vô thức nhớ nhớ quên quên, nói câu trước đá câu sau…Sau khi về nhà bố con gọi điện phản ánh con vào phòng lấy va li xắp xếp quần áo và bảo con đi du học Mỹ đây, đòi đi vô thức đến mức độ bố phải cho lên xe ô tô như cho ra sân bay đi du học và đi vài vòng đến lúc con buồn ngủ mới về nhà.
Trường hợp này con kết hợp dùng thuốc và phát triển trật tự nhận thức thực tế lại từ quá khứ đến hiện tại để xóa bỏ các ảo giác, ảo tưởng. Ngoài ra,là các hoạt động nguyên tắc, trách nhiệm nghiêm túc để giúp con nhìn vào sự thật xung quang cuộc sống để cân bằng nhận thức trong hiện tại.
Bệnh tâm lý có một số các biểu hiện chung, nhưng ở mỗi người sẽ có những nguyên nhân, những góc khuất riêng gây nên. Vì vậy, nếu chỉ chẩn đoán trên các biểu hiện hiện tại thôi sẽ đôi khi có những sai lầm. Càng sai lầm hơn khi chỉ dùng thuốc mà không có các phương pháp tác động nhận thức và tâm lý đúng đắn. Nó dẫn đến bệnh không dứt điểm hoặc quá chậm thay đổi để thành thói quen bệnh lý mà không thể trở lại bình thường. Với phương châm mỗi người bệnh tâm lý sẽ luôn có một hay nhiều sự áp lực vượt ngưỡng nào đó và phải tìm ra được nó, vì đó mới chính là đơn thuốc thần kỳ thực sự để giúp con khi bị tâm lý. Chuyên gia và đội ngũ bác sỹ tâm lý tại Wedo – Wegood là những người đã tiếp cận quá nhiều các bệnh nhân tâm lý và thành công trong phát hiện các nguyên nhân thực sự để có các phương pháp tháo gỡ và phát triển cho các con bị bệnh từ lý trí nhận thức đến các kỹ năng và khả năng để khống chế và chữa khỏi bệnh nhanh.
TẠI SAO NÊN TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ TẠI Dr PSY VIỆT NAM
Chuyên gia tâm lý sẽ đồng hành cùng cha mẹ để giúp con từ lúc phục hồi đến khi định hướng nghề nghiệp tường lai đảm bảo con trưởng thành tự lập cho chính cuộc đời con.
Dr PSY Việt Nam nơi duy nhất chẩn đoán kèm truy tìm nguyên nhân gốc và có chiến lược trị liệu không dùng thuốc hiệu quả cho con trẻ đặc biệt.
NÓI KHÔNG VỚI SỬ DỤNG THUỐC VÔ THỨC ĐỂ GIÚP CON KHÔNG BỊ HỦY HOẠI NÃO BỘ – CẢM XÚC – KHẢ NĂNG TỰ PHÁT TRIỂN!