
Rối loạn phân liệt cảm xúc là gì?
Rối loạn phân liệt cảm xúc là một tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng được đặc trưng bởi các triệu chứng tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc. Khi người bệnh sẽ có các biểu hiện của triệu chứng tâm thần phân liệt như: ảo giác, hoang tưởng cùng với những rối loạn cảm xúc của trầm cảm, hưng cảm.
Rối loạn phân liệt cảm xúc là một dạng bệnh loạn thần, có những triệu chứng của bệnh loạn thần. Trong cùng một khoảng thời gian, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt như ảo giác, hoang tưởng, hành vi, lời nói lộn xộn, sáo rỗng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có lúc sẽ xuất hiện các triệu chứng của hưng cảm hoặc rối loạn trầm cảm. Các loại rối loạn này được chia làm 3 loại chính:
Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh bao gồm sự kết hợp hoặc riêng lẻ từ triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và triệu chứng trầm cảm – hưng cảm. Tiêu chuẩn chẩn đoán đầu tiên là bệnh nhân phải có ít nhất hai triệu chứng chính của tâm thần phân liệt là ảo giác, ảo tưởng hoặc lời nói vô tổ chức.
Đồng thời để tiếp tục chẩn đoán được chứng rối loạn này, người bệnh phải có các triệu chứng của giai đoạn trầm cảm, hưng cảm đáng kể xảy ra cùng lúc với triệu chứng tâm thần phân liệt.
Nguyên nhân
Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng, các vấn đề dưới đây góp phần gây ra nguyên nhân rối loạn phân liệt cảm xúc:
Ảnh hưởng căn bệnh này
Gây ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Ngoài ra, sự xen kẽ giữa các biểu hiện hưng cảm, loạn thần, trầm cảm khiến cho cảm xúc và hành vi của người bệnh không được ổn định.
Bệnh nhân có thể thường xuyên gây hấn, có những hành vi bạo lực với người khác khi đang trong giai đoạn hưng cảm và loạn thần. Hoặc bỏ dở học hành, nghề nghiệp và chán nản khi đang ở giai đoạn trầm cảm. Lâu dần, người bệnh sẽ gặp thêm nhiều phiền toái trong cuộc sống, tăng khả năng xung đột với những người xung quanh.
Dần dần, họ sẽ có xu hướng tự cách ly, cô lập với xã hội và chìm đắm vào trong những suy nghĩ hoang tưởng, ảo giác và ảo thanh.
Vì không duy trì được hiệu quả học tập, công việc nên họ sẽ bị sa thải, thất nghiệp và gặp khó khăn về mặt tài chính.
Chính vì vậy có thể thấy, rối loạn phân liệt cảm xúc là căn bệnh gây ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống, từ sức khỏe thể chất đến sức khỏe tâm thần của người bệnh.
Mối nguy hiểm của phân liệt cảm xúc
Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, rối loạn phân liệt cảm xúc có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Phương pháp điều trị
1. Tâm lý trị liệu
Là phương pháp quan trọng bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được sử dụng hình thức giao tiếp để điều chỉnh được tư duy, suy nghĩ và hành vi sai lệch. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ được bệnh lý của bản thân, chấp nhận được quá trình trị liệu, từ đó kiểm soát được các vấn đề mà căn bệnh này gây ra. Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, người bệnh sẽ được lựa chọn những phương pháp trị liệu phù hợp và cần phải được thực hiện kết hợp với nhóm hoặc gia đình
2. Đào tạo kỹ năng sống
Người bệnh bị rối loạn phân liệt cảm xúc sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng các kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, cách thể hiện cảm xúc, tương tác,… Chính vì vậy, việc đào tạo kỹ năng sống sẽ thường được thực hiện song song với việc sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý. Phương pháp này sẽ giúp cho người bệnh nâng cao thêm được chất lượng cuộc sống. Việc đào tạo kỹ năng sống bao gồm:
3. Điều trị nội trú
Nếu người bệnh có các hành vi tự sát, làm tổn thương đến bản thân và những người xung quanh thì cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi ngay lập tức. Tùy theo từng trường hợp mà người bệnh sẽ có thời gian điều trị tại viện, trung tâm khác nhau.