Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh tâm thần
Các loại thuốc không chữa được bệnh tâm thần tuy nhiên có thể giúp kiểm soát các triệu chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tâm thần, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường hoạt gần như bình thường. Việc dùng thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh cũng giúp nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị kết hợp khác như tâm lý trị liệu,…
Có nhiều nhóm thuốc chữa bệnh tâm thần khác nhau. Các loại thuốc cần được sử dụng theo đúng hướng dẫn để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Uống thuốc thần kinh có hại không? Thực tế, mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ nhất định, việc tuân thủ hướng dẫn điều trị, chế độ liều sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ gây hại của thuốc. Các tác dụng bất lợi xảy ra giữa các cá thể là không giống nhau, có những bệnh nhân sẽ gặp tác dụng phụ nặng hơn những người khác. Do đó, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần được can thiệp kịp thời.
Các loại thuốc chữa bệnh tâm thần
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm trạng kéo dài với các triệu chứng như tuyệt vọng, buồn chán, không quan tâm đến cuộc sống xung quanh,… Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng tỷ lệ gặp cao ở nữ giới, độ tuổi từ 18-45. Có nhiều nhóm thuốc có thể được sử dụng để chữa bệnh trầm cảm như:
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Các thuốc chữa trầm cảm thường sẽ mất từ 4-6 tuần để phát huy hiệu quả hoàn toàn. Bác sĩ thường phối hợp thuốc ở các nhóm thuốc khác nhau để tăng cường hiệu quả điều trị. Nếu tình trạng người bệnh không cải thiện, bác sĩ có thể xem xét chuyển sang loại thuốc khác.
Tác dụng phụ của các thuốc chữa trầm cảm rất đa dạng tùy thuộc vào loại thuốc người bệnh đang dùng và có thể cải thiện khi cơ thể người bệnh thích nghi với thuốc. Một điều cần hết sức lưu ý đó là người bệnh không được dừng thuốc đột ngột do khả năng cao tái phát bệnh trầm cảm và xuất các triệu chứng nguy hiểm khác. Khi có ý định ngừng thuốc, người bệnh phải được điều chỉnh giảm liều dần dần trong vài tuần rồi mới ngừng hẳn.
Thuốc điều trị rối loạn lo âu gồm những loại nào?
Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm lý, trong đó người bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với các tình huống, sự việc trong cuộc sống thường ngày. Rối loạn lo lâu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh, do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các nhóm thuốc chữa bệnh tâm thần được dùng để điều trị rối loạn lo âu gồm:
Ngoài ra, một số loại thuốc chống động kinh như Gabapentin, Pregabalin trong một số trường hợp cũng được bác sĩ dùng để điều trị các trường hợp rối loạn lo âu.
Các thuốc dùng để điều trị chứng rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần hay bệnh tâm thần là tình trạng suy nghĩ phi lý, sai lầm trong niềm tin (ảo tưởng) hoặc nhận thức (ảo giác). Thuốc chống loạn thần thường được dùng để điều trị tình trạng này:
- Các thuốc chống loạn thần thế hệ cũ (điển hình): Clopromazin, Haloperidol, Levomepromazin, Promazine,…
- Các thuốc chống loạn thần thế hệ mới: Risperidone, Ziprasidone, Olanzapine, Amisulpride, Clozapine, Aripiprazole, Asenapine, Lurasidone, Cariprazine,…
Các thuốc chống loạn thần có nhiều tác dụng phụ khác nhau, một số bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ nhiều hơn các bệnh nhân khác. Nếu các tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng. Một số tác dụng phụ thường gặp là:
Buồn ngủ
Nhịp tim nhanh hoặc không đều
Chóng mặt khi thay đổi tư thế
Giảm hứng thú hoặc khả năng tình dục
Rối loạn kinh nguyệt
Phát ban hoặc da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Tăng cân
Co thắt cơ bắp
Làm chậm chuyển động và lời nói
Thuốc nào được dùng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder-ADHD) là dạng rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ em. Các thuốc chữa bệnh tâm thần này gồm:
Tất cả các loại thuốc điều trị ADHD trên nhãn thuốc phải nêu chi tiết các cảnh báo nghiêm trọng do sử dụng thuốc, bao gồm nguy cơ đột quỵ, đau tim, các vấn đề tâm thần như hưng cảm hoặc loạn thần.
Thuốc điều trị tâm thần ở trẻ em
Các thuốc chữa bệnh tâm thần ở người lớn cũng được dùng để điều trị các bệnh tương tự ở trẻ em. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng cho phù hợp và theo dõi chặt chẽ hơn.
Các thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ suy nghĩ và có hành vi tự sát ở trẻ em bị trầm cảm và mắc các rối loạn tâm thần khác. Cha mẹ hãy thảo luận với bác sĩ về các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ này.
Thuốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh lý tâm thần. Tùy thuộc vào bệnh cũng như tình trạng sức khỏe, đối tượng mắc bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp với liều lượng khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.