
Tăng động giảm chú ý là gì?
Định nghĩa về Tăng động giảm chú ý (ADHD)
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. 3 dạng ADHD chủ yếu là giảm chú ý, tăng động/bốc đồng, và kết hợp cả hai dạng trên.
ADHD được xem như là một rối loạn phát triển thần kinh. Các rối loạn phát triển thần kinh là các bệnh lý về thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, điển hình là trước khi vào học, và làm giảm sự phát triển các kỹ năng cá nhân, xã hội, học tập và/hoặc nghề nghiệp. Chúng thường liên quan đến những khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, hoặc áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin cụ thể. Rối loạn phát triển thần kinh có thể liên quan đến rối loạn chức năng ở một hoặc nhiều điều sau đây: chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội. Các rối loạn phát triển thần kinh thường gặp khác bao gồm: tự kỷ, rối loạn học tập (ví dụ, chứng khó đọc), và chậm phát triển trí tuệ.
Mặc dù trước đây một số chuyên gia cho rằng ADHD là rối loạn hành vi điều này có thể là do các rối loạn hành vi phối hợp, phổ biến như chứng rối loạn thách thức chống đối ,và rối loạn hành vi Tuy nhiên, ADHD có nền tảng thần kinh được thiết lập tốt và không chỉ đơn giản là “hành vi sai trái”. Tuy nhiên, ADHD có nền tảng thần kinh được thiết lập tốt và không chỉ đơn giản là “hành vi sai trái”.
ADHD ảnh hưởng đến khoảng 8 – 11% trẻ em trong độ tuổi đi học (1). ADHD ảnh hưởng đến khoảng 8 – 11% trẻ em trong độ tuổi đi học1 Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ADHD thường bị chẩn đoán một cách lạm dụng, phần lớn vì các tiêu chuẩn được áp dụng không chính xác.
Nhìn chung, tỉ lệ gặp ADHD ở trẻ trai cao hơn khoảng hai lần so với trẻ gái, tỷ lệ này khác nhau theo từng dạng. Tăng động/bốc đồng chủ yếu thường xảy ra ở trẻ trai gấp 2 – 9 lần so với trẻ gái; dạng giảm chú ý xảy ra với tỉ lệ bằng nhau ở cả hai giới. ADHD có tính gia đình.
ADHD không có nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân tiềm ẩn của ADHD bao gồm các yếu tố di truyền, sinh hóa, vận động nhạy cảm, sinh lý và hành vi. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm: cân nặng lúc sinh < 1500 g, chấn thương đầu, thiếu sắt, cơn ngưng thở khi ngủ, có phơi nhiễm chì cũng như rượu, thuốc lá và cocaine trước khi sinh. Khoảng ít hơn 5% trẻ em bị chứng ADHD có bằng chứng tổn thương thần kinh. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự khác biệt trong hệ thống dopaminergic và noradrenergic với việc giảm hoạt động hoặc kích thích ở thân não trên và vùng não trước-não giữa.

Triệu chứng và dấu hiệu
Sự khởi phát thường xảy ra trước khi trẻ 4 tuổi và không thay đổi trước 12 tuổi. Tuổi cao nhất để chẩn đoán là từ 8 – 10 tuổi; tuy nhiên, những trẻ ở dạng giảm chú ý có thể không chẩn đoán được cho đến sau tuổi vị thành niên.
Các triệu chứng và dấu hiệu ADHD chính bao gồm: Mất chú ý; Hấp tấp, bốc đồng; Tăng động.
Giảm chú ý và hấp tấp, bốc đồng ngăn cản sự phát triển khả năng học tập, suy nghĩ và lập luận, phát triển ở trường học và yêu cầu của xã hội. Trẻ em có ADHD dạng không chú ý có xu hướng học thực hành nên thường gặp khó khăn trong việc học tập thụ động đòi hỏi phải thực hiện liên tục và hoàn thành bài tập.
Nhìn chung, khoảng 20 – 60% trẻ bị ADHD giảm khả năng học tập. Ở hầu hết trẻ bị ADHD một số kỹ năng bị mất đi ở trường học vì giảm tập trung (quên các chi tiết) và hấp tấp (trả lời mà không suy nghĩ).
Trẻ có thể có một số tiền sử về hành vi như khả năng chịu đựng kém, thường hay phản đối, giận dữ, hung hăng, kém về kỹ năng xã hội và các mối quan hệ bạn bè, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, khó chịu, trầm cảm, và hay thay đổi tâm trạng.
Các triệu chứng giảm chú ý:
Các triệu chứng tăng động và hấp tấp, bốc đồng:
Chẩn đoán dạng giảm chú ý cần ≥ 6 triệu chứng và dấu hiệu. Chẩn đoán dạng tăng động/hấp tấp, bốc đồng đòi hỏi ≥ 6 triệu chứng và dấu hiệu. Chẩn đoán loại kết hợp đòi hỏi ≥ 6 triệu chứng và dấu hiệu của mỗi dạng trên.
Yêu cầu tư vấn