Menu Đóng

SÀNG LỌC SỚM

Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD)

Thân gửi: Quý cha mẹ!

Công cụ này Test nhằm chẩn đoán các bất ổn về hành vi, cảm xúc, mất tập trung ở con trẻ. Dành cho cả con trai / con gái từ 03 tuổi đến 17 tuổi.

Con bị hội chứng đơn lẻ của giảm chú ý mất tập trung hay con bị tăng động, bốc đồng hoặc con bị kết hợp cả 2 hội chứng tăng động và giảm chú ý.

Con trẻ mắc ADHD lớn lên có giảm biểu hiện hành vi, cảm xúc của đứa trẻ nhưng sẽ phát triển sang một dạng khác bất ổn hơn mà cha mẹ có thể không nhận ra. Đó là sự khó để thành công từ những điều đơn giản nhất. Hãy nhìn những người lớn với sự mất kiểm soát và hành vi hoặc không thể tập trung để hoàn thành được các công việc trong công sở hoặc nhảy việc khi lúc nào cũng kêu ca đổ lỗi việc nhàm chán, sếp thế này thế kia nhưng thực chất là sự không thể kiên trì.

Từ 3- 10 tuổi là cơ hội để phát hiện sớm các dấu hiệu bất ổn và có phương pháp giúp con trước khi con đi học lớp 1 hoặc vào cấp 2. Ngoài độ tuổi này nếu con có dấu hiện không thể tập trung học hoặc làm nhiệm vụ, thường xuyên bốc đồng mất kiểm soát cảm xúc, hành vi chống đối… hãy Test chẩn đoán ADHD để có phương pháp trị liệu kịp thời.

Hậu quả

Trẻ bị ADHD kéo dài sẽ khiến việc học tập của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ trở nên tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa, không đủ sức tham gia các hoạt động mang tính tập trung cao, bỏ lỡ nhiều cơ hội học vấn. Ngoài ra,  trẻ bị chứng ADHD khi đến tuổi trưởng thành rất dễ dẫn đến những hành vi không tốt như: nghiện game, cờ bạc, rối loạn hành vi xung động, đặc biệt là xung động bạo lực… Do đó, việc phát hiện và can thiệp ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống sau này của trẻ mắc hội chứng ADHD.

203

Test Tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ

Thang đo đánh giá tăng động giảm chú ý ở trẻ

Cha mẹ vui lòng điền đầy đủ và chính xác thông tin dưới đây để được tiếp tục làm bài test và nhận kết quả khi làm xong bài test!

1 / 18

Con ngắt lời hoặc xen ngang vào cuộc hội thoại hoặc trò chơi của người khác?

2 / 18

Con khó khăn, khó chịu khi phải xếp hàng chờ đến lượt mình?

3 / 18

Con trả lời câu hỏi một cách vội vàng trước khi người khác hỏi xong (Cầm đèn chạy trước oto)?

4 / 18

Con nói quá nhiều, nói quá mức bình thường?

5 / 18

Con đi đứng vội vàng, hấp tấp như thể máy móc, động cơ?

6 / 18

Con khó khăn trong việc tham gia các hoạt động chơi mang yếu tố im lặng? (Ví dụ như: Vẽ tranh, làm thơ, chơi cờ…)

7 / 18

Con chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức ở nhà trong các tình huống mà không nên có hành động này?

8 / 18

Con rời khỏi chỗ ngồi, ngồi không yên khi đang ngồi học bài hoặc rời khỏi chỗ ở những nơi không được phép rời đi?

9 / 18

Con bồn chồn, không ngồi yên một chỗ hoặc ngồi hay vắt chân vắt tay lên trên ghế?

10 / 18

Con hay quên các hoạt động, công việc hàng ngày của mình ở nhà? (Ví dụ: Quên đánh răng, quên học bài, quên tắm rửa vệ sinh cá nhân….)

11 / 18

Con dễ bị phân tâm để ngoài tai, không để ý khi đang làm việc gì đó hoặc khi nói chuyện?

12 / 18

Con để mất hoặc thất lạc các đồ dùng phục vụ cho việc học và chơi? (Ví dụ: Đồ chơi, bút, thước, sách, truyện….)

13 / 18

Con tránh hoặc không thích hoặc là miễn cưỡng tham gia vào các nhiệm vụ, những việc mà đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực bền bỉ?

14 / 18

Con khó khăn trong việc tổ chức các nhiệm vụ và thực hiện các hoạt động?

15 / 18

Con không làm theo hướng dẫn và không hoàn thành bài tập ở nhà (Không áp dụng cho hành vi đối nghịch hoặc không hiểu)?

16 / 18

Con dường như không để ý lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp?

17 / 18

Con gặp khó khăn trong việc giữ chú ý đến những gì cần phải làm?

18 / 18

Con không chú ý đến chi tiết hoặc bất cẩn mắc lỗi ví dụ như khi làm bài tập về nhà?

Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat