Menu Đóng

Thế nào là rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi?

Rối loạn nhân cách dạng đa nghi đặc trưng bởi sự hồ nghi vô căn cứ, thái quá về động cơ, mục đích của những người xung quanh. Đây là một trong những dạng rối loạn nhân cách khó điều trị do người bệnh luôn nghi ngờ mọi thứ và có tính cách cứng nhắc, bảo thủ.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi là gì?

Rối loạn nhân cách đa nghi là rối loạn hoang tưởng. Những người này trong tâm trí họ luôn có sự nghi ngờ vô căn cứ và dai dẳng và chính cái sự nghi ngờ này khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, đau khổ và luôn luôn đề phòng với mọi thứ xung quanh.

Điểm đặc biệt của người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi đó là không bao giờ gạt bỏ sự nghi ngờ của bản thân ngay khi những người xung quanh cho thấy các bằng chứng xác thực. Người bệnh nỗ lực tìm kiếm bằng chứng để chứng minh sự nghi ngờ của bản thân là chính xác. Theo thống liệu thống kê, khoảng 4% dân số đang mắc phải chứng bệnh này và tỷ lệ cao hơn ở nam giới.

Dấu hiệu để nhận biết người rối loạn hoang tưởng đa ngi

Theo thống kê, khoảng 4.4% dân số thế giới đang đối mặt với rối loạn nhân cách dạng đa nghi. Tương tự như các rối loạn nhân cách khác, bệnh lý chỉ được chẩn đoán ở người từ 18 tuổi trở lên. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể mắc phải các rối loạn tâm lý, tâm thần khác.

Rối loạn nhân cách dạng đa nghi có biểu hiện đặc trưng là sự đa nghi vô lý, thái quá, dai dẳng và không tin tưởng bất cứ ai ngoài bản thân mình. Các triệu chứng thường khởi phát ở tuổi trưởng thành và kéo dài trong nhiều năm nếu không can thiệp điều trị.

  • Phạm vi biểu lộ cảm xúc bị thu hẹp: Người bị rối loạn nhân cách dạng đa nghi ít biểu lộ cảm xúc. Bệnh nhân thường tỏ ra lạnh lùng, xa cách và không quan tâm đến người khác nhưng bên trong là sự bất an, căng thẳng và lo lắng vì cho rằng người khác đang cố ý hãm hại mình. Những người có dạng nhân cách này không bao giờ bộc lộ sự lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc hay sung sướng.
  • Nghi ngờ vô căn cứ: Bệnh nhân rối loạn nhân cách dạng đa nghi thường trực sự nghi ngờ vô căn cứ và dai dẳng về động cơ, mục đích trong lời nói và hành vi của người khác. Người bệnh luôn cho rằng những người xung quanh đang âm mưu hãm hại hoặc chống lại bản thân dù không có bất cứ bằng chứng nào.
  • Luôn nghi ngờ sự chung thủy của người yêu/ bạn đời: Người bị rối loạn nhân cách đa nghi luôn cho rằng người yêu/ bạn đời không chung thủy với bản thân và luôn thu thập các bằng chứng để chứng minh điều này. Trong mối quan hệ tình cảm, bệnh nhân thường kiểm soát đối phương quá mức với những hành động như kiểm tra điện thoại, đi làm, liên tục đặt ra câu hỏi về việc gặp gỡ ai, đi đâu,…
  • Thường xuyên gây hấn, bạo lực: Do nghi ngờ về động cơ và mục đích của người khác nên bệnh nhân có thể phản ứng lại bằng cách nổi khùng, tức giận, có các hành vi gây hấn, hung hăng và bạo lực. Ngoài ra, người có dạng nhân cách này rất đề phòng và luôn cảnh giác với mọi thứ.
  • Nhận thấy sự đe dọa, ẩn ý trong lời nói: Người bị rối loạn nhân cách dạng đa nghi luôn cho rằng người khác đang cố ý đe dọa và ẩn ý hạ thấp bản thân trong những lời nói hoàn toàn bình thường. Chẳng hạn như khi nhận được lời đề nghị giúp đỡ, họ sẽ cảm thấy người đó đang ẩn ý bản thân yếu kém, không thể tự thực hiện mọi việc một mình.
  • Ngạo mạn, tự cao: Bệnh nhân thường ngạo mạn, kiêu căng và đánh giá cao bản thân. Tuy nhiên, nhiều người bệnh cố ý che giấu sự tự cao bằng thái độ khiêm tốn và lễ độ. Rối loạn nhân cách dạng đa nghi cũng khiến người bệnh mất đi khả năng phê phán và luôn có thái độ miệt thị, khinh bỉ với những người phê bình, chỉ trích bản thân.
  • Phạm vi biểu lộ cảm xúc bị thu hẹp: Người bị rối loạn nhân cách dạng đa nghi ít biểu lộ cảm xúc. Bệnh nhân thường tỏ ra lạnh lùng, xa cách và không quan tâm đến người khác nhưng bên trong là sự bất an, căng thẳng và lo lắng vì cho rằng người khác đang cố ý hãm hại mình. Những người có dạng nhân cách này không bao giờ bộc lộ sự lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc hay sung sướng.
  • Không tin tưởng và nghi ngờ về sự trung thành: Bệnh nhân hầu như không tin tưởng bạn bè, đồng nghiệp, cộng sự hay bất cứ ai. Tuy nhiên, sự nghi ngờ thường được người bệnh giấu kín và hiếm khi thể hiện ra bên ngoài.
  • Miễn cưỡng tâm sự với người khác: Người bệnh luôn cho rằng những người xung quanh sẽ chống lại bản thân nên miễn cưỡng tâm sự và xây dựng mối quan hệ thân thiết vì lo sợ người khác sẽ có hành vi chống lại bản thân.
  • Thù hận dai dẳng: Người bệnh có xu hướng thù địch dai dẳng nếu như bị người khác phê bình và chỉ trích. Thậm chí, bệnh nhân hình thành sự thù hận do các hành vi vô tình, không ác ý từ những người xung quanh.
  • Có các phán đoán sai lầm: Người bị rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng luôn hồ nghi một cách vô lý, dẫn đến những phán đoán sai lầm, phi thực tế và thiếu logic. Sự nghi ngờ của bệnh nhân hoàn toàn không có căn cứ và người bệnh không thay đổi suy nghĩ ngay cả khi những người xung quanh cho thấy các bằng chứng xác thực.

Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách dạng đa nghi

    Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Gen duy truyền, xã hội, môi trường sống và được giáo dục cùng một phương pháp nhưng tính cách không giống nhau. Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân gây rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi. Tuy nhiên, một số giả thuyết được ủng hộ đều cho rằng bệnh lý này liên quan đến những yếu tố sau:

    • Sang trấn tâm lý từ thời thơ ấu – đặc biệt là những sự kiện như bị lừa dối, lạm dụng tình cảm, thể chất, bị gia đình bỏ rơi,…
    • Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh
    • Gen di truyền (nguy cơ tăng lên nếu gia đình có tiền sử rối loạn hoang tưởng, rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi, tâm thần phân liệt,…)
    • Tiền sử loạn thần kinh, rối loạn hành vi
    • Người có các khiếm khuyết như khiếm thính, khiếm thị,… được xác định có nguy cơ cao hơn. Bởi các chuyên gia cho rằng, vì không nghe và không nhìn thấy được nên họ có xu hướng nghi ngờ mọi thứ xung quanh.
    • Người được giáo dục trong môi trường gò bó, thiếu tính dân chủ cũng có nguy cơ cao bị rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi.

    Người rối loạn nhân cách đa nghi có ảnh hưởng gì?

    Rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh lý này sẽ gây ra những ảnh hưởng và hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, thăm khám muộn sẽ khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng và điều này cũng làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.

    • Thường xuyên xung đột, mâu thuẫn với những người xung quanh do hành vi gây hấn, bạo lực, thái độ miệt thị khi người khác góp ý và phê bình bản thân.
    • Đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao do thái độ không tốt.
    • Vì nghi ngờ mọi thứ nên bệnh nhân gần như không có bạn bè thân thiết và sống xa cách với gia đình. Đa phần người mắc chứng bệnh này đều lựa chọn ở riêng để có cảm giác thoải mái và an toàn.
    • Gặp khó khăn trong việc tìm bạn đời nhưng cũng có những người có khả năng kết hôn nhờ ngoại hình ưa nhìn, phong thái chững chạc và nỗ lực trong công việc. Tuy nhiên, sự nghi ngờ thái quá về lòng chung thủy của bạn đời khiến hôn nhân đi vào ngõ cụt, đồng thời gia tăng nạn bạo hành gia đình và gây tổn thương tâm lý, thể chất cho bạn đời, con cái.
    • Thường xuyên dính vào những rắc rối pháp lý vì liên tục có những hành vi gây hấn và bạo lực
    • Tình trạng nghi ngờ dai dẳng cũng gây ra sự đau khổ nhất định cho người bệnh (đặc biệt là nghi ngờ về lòng chung thủy của bạn đời). Vì vậy, nhiều khả năng bệnh nhân sẽ lạm dụng rượu bia và chất kích thích.
    • Rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi kéo dài làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu,… Ngoài ra, sự căng thẳng, bồn chồn dai dẳng cũng khiến bệnh nhân phải đối mặt với một loạt các vấn đề sức khỏe thể chất như cao huyết áp, mất ngủ, rối loạn tiền đình.

    Hướng điều trị như thế nào?

    Người bị rối loạn nhân cách dạng đa nghi thường sống cô độc và tách biệt với mọi người do sự hồ nghi vô căn cứ, đa nghi thái quá và dai dẳng. Sự hồ nghi vô căn cứ khiến cho người bệnh dễ xung đột với người khác, không có bạn bè hay đồng nghiệp thân thiết. Với gia đình, bệnh nhân cũng không có mối liên hệ và thường lựa chọn sống riêng để tránh những va chạm, mâu thuẫn. Người bị rối loạn nhân cách dạng đa nghi mất khả năng phê phán bản thân, ngạo mạn, kiêu căng và phóng đại quá mức năng lực, ngoại hình của chính mình. Do đó, bệnh nhân thường có thái độ gay gắt, miệt thị và xúc phạm nặng nề những người phản đối quan niệm của bản thân. Vì những lý do này, người bị rối loạn nhân cách dạng đa nghi thường sống đơn độc, có xu hướng lạm dụng chất và nghiện rượu bia. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian dẫn đến rối loạn hoang tưởng và một số vấn đề tâm lý khác như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,… Đối với bệnh nhân rối loạn nhân cách dạng đa nghi, điều trị thường bao gồm các phương pháp sau:

    • Liệu pháp tâm lý: Hiện tại, liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp mang lại hiệu quả nhất đối với rối loạn nhân cách dạng đa nghi. Bệnh nhân chủ yếu được trị liệu cá nhân vì trị liệu nhóm và gia đình có thể khơi gợi sự hồ nghi vô căn cứ. Quá trình trị liệu cần có sự hỗ trợ của liệu pháp hóa dược để tránh các phản ứng cực đoan đối với nhà trị liệu như xúc phạm, thóa mạ và đôi khi có hành vi bạo lực. Mặc dù được đánh giá là phương pháp có hiệu quả nhất nhưng quá trình trị liệu tâm lý diễn ra rất khó khăn và nhiều trường hợp cho kết quả hạn chế. Chính vì vậy, cần phải có sự hợp tác và hỗ trợ từ những người thân trong gia đình. Mục tiêu chính của trị liệu tâm lý là giúp bệnh nhân giảm sự nghi ngờ vô căn cứ, đánh giá khách quan về bản thân và những người xung quanh. Đồng thời trang bị kỹ năng để có thể hòa hợp trong các mối quan hệ, học cách thấu hiểu, chia sẻ và bày tỏ cảm xúc.
    • Các biện pháp hỗ trợ: Điều trị rối loạn nhân cách dạng đa nghi còn tồn đọng nhiều hạn chế và khó khăn. Do đó, ngoài các phương pháp chính, bản thân người bệnh và gia đình nên thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ:
    • Xây dựng môi trường sống lành mạnh, hạn chế tối đa mâu thuẫn và xung đột.
    • Gia đình cần bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm với người bệnh, tránh tình trạng tranh cãi về quan niệm và lý tưởng sống.
    • Các thành viên trong gia đình nên thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương để bệnh nhân hình thành sự đồng cảm, thấu hiểu và có sự quan tâm nhất định đến gia đình.
    • Bệnh nhân nên giữ lối sống lành mạnh, tránh xa bia rượu, thuốc lá và chất kích thích.
    • Gia đình nên cho bệnh nhân phát triển thế mạnh của bản thân và tránh bày tỏ thái độ khen ngợi hay chỉ trích. Bởi người mắc chứng bệnh này có thể cho rằng những lời nói này có ẩn ý sâu xa với mục đích xấu.
    • Sống chung với người bị rối loạn nhân cách dạng đa nghi thật sự không dễ dàng. Do đó, những thành viên trong gia đình nên trang bị kiến thức về bệnh và có thể trị liệu tâm lý để ổn định tinh thần, tránh sự xáo trộn và bất ổn về cảm xú

    Dùng thuốc: Hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị dành cho bệnh nhân rối loạn nhân cách dạng đa nghi. Các loại thuốc được sử dụng chỉ với mục đích giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát các hành vi hung hăng, bạo lực trong quá trình trị liệu tâm lý.

    Bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc an thần, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm,… Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải dùng thêm thuốc chẹn beta để giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn, bất an cùng với các triệu chứng thể chất đi kèm.

    Điều trị nội trú

    Trong trường hợp bệnh nhân kích động và có những hành vi bạo lực, gây hấn, gia đình nên cưỡng chế người bệnh đến bệnh viện. Sau khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc để ổn định tinh thần. Ngoài ra, việc cách ly với bạn đời và những người xung quanh sẽ giúp người bệnh tạm quên đi sự nghi ngờ vô căn cứ.

    Với trường hợp suy nhược thần kinh do mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn lâu ngày sẽ được chỉ định dùng thêm viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất và các loại thuốc bồi bổ thần kinh. Điều trị nội trú sẽ giúp bệnh nhân giảm kích động, ổn định lại tinh thần và tránh những hành vi bạo lực gây tổn thương chính mình, bạn đời và những người xung quanh.

    Điều trị ngoại trú

    Sau khi tình trạng đã ổn định, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú. Điều trị ngoại trú bao gồm sử dụng thuốc duy trì và liệu pháp tâm lý. Trong đó, liệu pháp tâm lý được xem là phương pháp chính trong quản lý và ngăn ngừa rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi tái phát. Liệu pháp này tác động trực tiếp đến tâm lý nhằm giúp bệnh nhân giảm đi những nghi ngờ vô căn cứ và học cách đánh giá sự việc một cách khách quan hơn.

    Tâm lý trị liệu cũng hướng bệnh nhân đến lối sống lành mạnh, tránh xa bia rượu và chất kích thích. Bên cạnh đó, liệu pháp này cũng giúp người bệnh thay đổi tính cách tự cao, kiêu căng và hình thành những phẩm chất tốt đẹp. Chuyên gia sẽ hỗ trợ bệnh nhân khống chế sự nghi ngờ thái quá và học cách kiểm soát cơn tức giận, nóng nảy.

    Dr PSY Việt Nam Trị liệu - ADHD - RLPTK
    Home
    Hotline
    Chỉ đường
    Liên hệ
    Zalo Chat