Menu Đóng

Trẻ tự kỷ có chữa được không?

Tự kỷ là tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, thường khởi phát từ trước khi trẻ 3 tuổi và diễn biến kéo dài. 

Tự kỷ không phải là bệnh – tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển. Trẻ bị tự kỷ không có hoặc ít giao tiếp, tương tác xã hội với mọi người xung quanh nên sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều bị hạn chế. 

Dấu hiệu khi trẻ bị tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường có dấu hiệu chung là bị khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực: kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và có hành vi bất thường. 

Cụ thể những dấu hiệu trẻ tự kỷ dễ phát hiện bao gồm:

  • Trẻ đã được 1 tuổi nhưng không biết chỉ
  • Về ngôn ngữ thoại: Trẻ đã 1 tuổi nhưng không biết nói tiếng gió, khi đã 16 tháng vẫn không nói được từ đơn, 2 tuổi không nói được từ đôi. Trẻ nói khó khăn hoặc rất ghét nói, dù đã nói được nhưng có thể mất ngôn ngữ bất cứ lúc nào. Trường hợp trẻ nói suôn sẻ nhưng nói nội dung không liên quan tới môi trường và hoàn cảnh xung quanh, chỉ thích độc thoại mà không đối thoại
  • Trẻ không chấp nhận giao tiếp, kết bạn
  • Sự tập trung chú ý của trẻ cực kỳ ngắn hoặc không có 
  • Trẻ không hồi đáp khi được gọi tên
  • Trẻ có những hành vi kỳ quái như tự đập đầu, cào cấu, nói nhảm, đánh và hành hạ người thân, muốn ở một mình
  • Rất ít hoặc không giao lưu bằng mắt
  • Trẻ thường lặp đi lặp lại một số cử chỉ hành vi hoặc cử động cơ thể nhất định nào đó
  • Trẻ bị thu hút và dính chặt lấy một vài đồ vật quen thuộc
  • Trẻ ăn vạ thường xuyên
  • Sợ tới chỗ lạ, sợ gặp người lạ hay vật lạ
  • Khi phải thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc những điều quen thuộc hàng ngày, trẻ sẽ từ chối quyết liệt một cách bất thường
  • Trẻ nhạy cảm với một số âm thanh, cảm giác hoặc một số mùi nào đó
  • Không có khả năng tổng hợp hay khái quát thông tin nhận được
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống.

Trẻ tự kỷ có thể chữa được không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng tự kỷ là những rối loạn phát triển của não bộ. Việc trẻ tự kỷ có chữa được không còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng tự kỷ. 

Mục tiêu của điều trị trẻ tự kỷ là tối đa hóa khả năng hoạt động của trẻ bằng cách giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ, hỗ trợ sự phát triển và học tập. Can thiệp sớm từ những năm đầu đời có thể giúp trẻ tự kỷ học các kỹ năng xã hội, giao tiếp, chức năng và hành vi quan trọng.

Tùy vào mức độ bệnh sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Vì vậy, không thể khẳng định trẻ tự kỷ có chữa được không mà cần phải điều trị và theo dõi trong thời gian dài.

Hướng dẫn phương pháp điều trị trẻ tự kỷ

Việc trẻ tự kỷ có chữa được không còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị. Hiện nay, các phương pháp điều trị trẻ tự kỷ thường được áp dụng gồm:

Vật lý trị liệu

  • Trong sinh hoạt hàng ngày, do tính tự kỷ quy định nên dù cơ quan vận động của trẻ vẫn hoạt động bình thường nhưng trẻ tự kỷ không muốn vận động cơ quan đó.
  • Phương pháp vật lý trị liệu là phương pháp điều trị trẻ tự kỷ giúp trẻ hoạt hóa một số cơ quan vận động không được hoạt động hoặc hoạt động kém, loại bỏ những hành vi định hình đặc trưng, tăng cường các hành vi tích cực, phù hợp hoàn cảnh và hoạt động xã hội của bản thân trẻ. 
  • Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong các hoạt động vận động như: vận động chéo của chân và tay, vận động tinh của đôi bàn tay, vận động của cơ quan phát âm, vận động thị giác khi tri giác các sự vật và hiện tượng trong thế giới. 

Hoạt động trị liệu

  • Vận động thô: Trẻ tự kỷ có chữa được không có sự góp phần không nhỏ của phương pháp vận động thô nhằm tăng cường khả năng hoạt hóa các hành vi, nâng cao thể lực, củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực và giúp trẻ tự kỷ nâng cao khả năng tập trung chú ý. Trước khi trẻ tự kỷ thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt sẽ thực hiện giai đoạn vận động thô trước tiên. 
  • Thể dục: Hoạt động này giúp trẻ tự kỷ hoạt động và tăng tương tác với bạn bè, tạo cơ hội cho trẻ bắt chước, hình thành những nhận thức xã hội, rèn luyện thể lực, hỗ trợ tốt cho giác dục đặc biệt. 

Các phương pháp tâm lý – giáo dục

Trị liệu phân tâm

Chơi và nói chuyện là hai hoạt động chủ yếu của phương pháp trị liệu phân tâm để giúp trẻ và gia đình giải tỏa những căng thẳng dồn nén trong quá khứ, hệ thống lại cấu trúc nhân cách của trẻ. 

Không chỉ có tác dụng đối với trẻ tự kỷ, trị liệu phân tâm còn cải thiện bầu không khí gia đình, mọi người thấu hiểu thực tại và chấp nhận thực tại tốt hơn, gần gũi và vui vẻ khi giao tiếp và chăm sóc trẻ. 

Điều trị cho trẻ tự kỷ cần kết hợp điều trị tại nhà và điều trị tại cơ sở y tế, nhà trường, xã hội thì tình trạng tự kỷ của trẻ mới được cải thiện dần dần.

Phương pháp tâm vận động

Tâm vận động sẽ kích thích trẻ hoạt hóa hành vi. Tức là sự vận động của cơ thể sẽ dẫn đến sự nhanh nhạy hệ thần kinh và tác động đến phát triển tâm lý của trẻ: vận động cơ thể tăng thì vận động tâm lý tăng, phát triển vận động sẽ phát triển tâm lý và ngược lại. 

Từ đó hỗ trợ trẻ tự kỷ gặp khó khăn về tâm lý hướng tới hoạt động tâm lý có ý nghĩa cho chính bản thân và người xung quanh. 

Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ

Điều trị cho trẻ tự kỷ sẽ bao gồm phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ để cải thiện khả năng nói, phát âm của trẻ. Phương pháp này áp dụng cho từng trẻ một, thời gian kéo dài theo tuần hoặc nhiều năm.

Trò chơi đóng vai

Trẻ tự kỷ tham gia trò chơi đóng vai để tăng mức độ nhận thức, tăng cơ hội hòa nhập vào đời sống xã hội. Trẻ sẽ được học diễn xuất theo tình huống, đóng giả làm nhiều nhân vật, biểu cảm khác nhau. 

Phương pháp giáo dục đặc biệt

Sẽ có nhiều khiếm khuyết xảy ra ở trẻ tự kỷ bị rối loạn phát triển như trí tuệ, giao tiếp, xúc cảm, tình cảm, ngôn ngữ, tự phục vụ… Phương pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hiểu và tăng cường kỹ năng hòa nhập xã hội, kỹ năng giao tiếp, nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh. 

Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật

Các môn nghệ thuật như âm nhạc, vẽ, nặn, thơ, đồng dao… không thể chữa lành bệnh tự kỷ nhưng sẽ giúp giảm bớt các hành vi bất lợi, tăng cường tương tác xã hội, tăng tính sáng tạo, tăng khả năng tiếp thu, khả năng chú ý, phát huy khả năng tự do tưởng tượng và làm chủ các hành vi một cách có ý thức. 

Phương pháp nhóm

Phương pháp nhóm gồm nhóm lớp học và nhóm tự do ngoài môi trường tự nhiên sẽ giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa, tăng tương tác qua lại với các thành viên khác. 

Trẻ tự kỷ chơi nhóm sẽ hiểu được cách ứng xử, quy định của nhóm, tương tác với các thành viên khác trong nhóm.

Phương pháp lao động trị liệu

Phương pháp này được áp dụng khi điều trị trẻ tự kỷ tại nhà. Mọi người cho trẻ phụ giúp những công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe của trẻ. Trẻ sẽ hiểu chính xác các sự vật và hiện tượng của trường tự nhiên thông qua những hoạt động này, tương lai sẽ hỗ trợ tốt khi trẻ bước vào cuộc sống tự lập, tự phục vụ bản thân. 

Trị liệu cảm giác

Trẻ tự kỷ sẽ gặp phải vấn đề rối loạn cảm giác theo nhiều mức độ khác nhau và ở những giác quan khác nhau ảnh hưởng tới rối loạn nhận thức, gây ra rối loạn phát triển. Trị liệu cảm giác là công việc rất quan trọng để cân bằng lại cảm giác, cảm xúc cho trẻ tự kỷ. 

Trò chơi trị liệu

Trẻ tự kỷ cần được tham gia các hoạt động vui chơi khác nhau giống như trẻ bình thường để phát triển nhân cách, nhận thức, hoàn thiện cơ quan cảm giác, hình thành các quan hệ xã hội… 

Cha mẹ cũng có thể cải thiện khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ bằng cách cho trẻ học tập thông qua những phần mềm phát triển trí tuệ: học toán, học chữ, màu sắc, hình khối… 

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat