
Bệnh hoang tưởng ở trẻ có nguy hiểm?
Hoang tưởng ở trẻ có rất nhiều loại, khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở mỗi người bệnh sẽ có những hình thức và biểu hiện riêng biệt. Theo nhận định từ chuyên gia tình trạng bệnh hoang tưởng hay xuất hiện ở trẻ em, nhất với các trẻ tuổi dạy thì. Nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vì vậy các cha mẹ xem bài dưới đây để hiểu thêm về chứng bệnh này nhé!
Hoang tưởng ở trẻ là gì?
Hoang tưởng là một chứng rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở người trưởng thành nhưng cũng có không ít các trường hợp người bệnh là trẻ em, trẻ ở độ tuổi dậy thì. Khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các suy nghĩ, niềm tin sai lệch mà họ luôn cho là đúng. Dù người khác cố gắng giải thích hay đưa ra hàng loạt các bằng chứng chứng minh cũng không thể thuyết phục được. Tình trạng bệnh hoang tưởng khi xuất hiện ở trẻ em, nhất là trẻ dậy thì thường sẽ dễ gặp ở các dạng sau đây:
- Kì thị đám đông: Loại hoang tưởng này còn được gọi là nhóm Anti Social. Những đứa trẻ mắc phải chứng bệnh này sẽ có nhiều xu hướng chống đối, kì thị những thứ mà nhiều người ưa chuộng, yêu thương và đang là xu hướng chung. Trẻ thường lựa chọn hoặc có những sở thích khác lạ, không giống ai để gây sự chú ý, tạo nên sự khác biệt của bản thân.
- Hoang tưởng phạm tội: Trẻ sẽ luôn cảm thấy chán ghét, muốn bỏ hết tất cả các luật lệ, quy tắc trong xã hội. Người bệnh sẽ có nhiều xu hướng muốn tạo cho bản thân một lớp vỏ bọc hoàn hảo để có thể thoải mái phá vỡ các quy định, nguyên tắc hoặc thậm chí là thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

- Hoang tưởng bản thân có được năng lực siêu nhiên: Đây được xem là một loại hoang tưởng dễ mắc phải ở trẻ nhỏ. Trẻ sẽ có một niềm tin mãnh liệt vào khả năng của bản thân, cho rằng mình đang sở hữu một siêu năng lực vượt trội nào đó.
Nguyên nhân trẻ bị bện hoang tưởng
Trẻ em ở từng giai đoạn khác nhau sẽ có những sự biến đổi về mặt tâm sinh lý khác nhau. Đặc biệt là trong giai đoạn tuổi teen, tuổi vị thành niên trẻ sẽ bắt đầu trở nên nhạy cảm hơn, tâm trạng dễ thay đổi thất thường và nguy cơ mắc phải các bệnh tâm lý cũng sẽ tăng cao hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, những trẻ ở độ tuổi dậy thì lại bắt đầu có những sự thay đổi về mặt thể chất. Bé gái sẽ phát triển về bầu ngực, có kinh nguyệt, vóc dáng trở nên quyến rũ hơn,…Còn đối với bé trai thì bắt đầu vỡ giọng, có ria mép, nổi mụn,…
Những sự thay đổi này đôi khi khiến trẻ cảm thấy không được thoải mái, thậm chí là còn trở thành chủ đề để bạn bè trêu chọc. Nếu trẻ không được cung cấp kiến thức đầy đủ, không nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ phía gia đình thì rất dễ hình thành tâm lý tự ti, trẻ dần sống khép kín hơn.

Với trường hợp, khi trẻ bắt đầu thay đổi môi trường học từ mẫu giáo lên cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3 cũng khiến trẻ dễ rơi vào bế tắc. Những đứa trẻ nhút nhát, rụt rè, không có nhiều kỹ năng sẽ khó có thể thích nghi tốt, dễ bị bạn bè bắt nạt, lôi kéo. Đồng thời, ngày nay trẻ nhỏ cũng phải liên tục đối diện với những áp lực đến từ việc học tập, rất dễ sinh ra stress và hàng loạt các căn bệnh tâm thần nguy hiểm.
Đồng thời, những đứa trẻ mới lên, đang muốn thể hiện bản thân với những người xung quanh sẽ dễ có những hành vi xốc nổi, thiếu suy nghĩ. Các chuyên gia còn cho biết thêm, những sự thay đổi hormone diễn ra bên trong cơ thể trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc hoang tưởng. Những sự rối loạn hormone làm cho trẻ nhỏ khó kiểm soát bản thân, dễ cáu gắt, nóng giận và dần bị méo mó, lệch lạc về tư duy, nhận thức.
Dấu hiệu nhận biết hoang tưởng ở trẻ
Các dấu hiệu hoang tưởng ở trẻ đôi lúc không được biểu hiện một cách rõ ràng. Vì thế, hầu hết các bậc phụ huynh thường không thể nhận biết chứng hoang tưởng ở trẻ khi bệnh mới khởi phát, dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn rồi mới tiến hành thăm khám và điều trị.
Để hạn chế được những hệ lụy mà chứng hoang tưởng có thể gây ra, các bậc cha mẹ nên nắm rõ một số dấu hiệu thường gặp như sau:
Rối loạn lo âu: Thường xuyên lo lắng, bất an, sợ hãi cũng là một trong các dấu hiệu thường gặp ở những trẻ bị bệnh hoang tưởng. Trẻ sẽ luôn cảm thấy hoảng sợ, lo âu, khóc thét khi phải đối diện với những tình huống, sự việc nào đó hết sức bình thường trong cuộc sống. Thậm chí có nhiều trẻ còn xuất hiện kèm thêm một số triệu chứng về thể chất như tim đập nhanh liên hồi, ra nhiều mồ hôi, thở gấp, chân tay co cứng,…
Rối loạn phát triển lan tỏa: Hay còn có tên khác là rối loạn phổ tự kỷ là một chứng bệnh tâm thần thường gặp ở trẻ em. Những đứa trẻ rơi vào tình trạng này thường có những suy nghĩ lộn xộn, chồng chéo lên nhau. Trẻ rất khó khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh của mình. Đồng thời trẻ nhỏ cũng sẽ bị kìm hãm về các kỹ năng cơ bản, cụ thể như tưởng tượng, giao tiếp, đọc hiểu, bộc lộ cảm xúc,…
Rối loạn khả năng học tập và giao tiếp: Trẻ mắc phải chứng rối loạn này sẽ thường bị ảnh hưởng bởi khả năng lưu trữ và xử lý thông tin. Trẻ nhỏ sẽ gặp một số vấn đề liên quan đến phát âm, đọc hiểu, khả năng trình bày suy nghĩ và ý kiến của bản thân. Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu và ghi nhớ các dữ kiện, thông tin mới. Đồng thời, kỹ năng giao tiếp và ứng phó của trẻ cũng sẽ bị giảm sút.
Rối loạn cảm xúc: Tình trạng rối loạn cảm xúc này có liên quan mật thiết đến tâm trạng và cảm xúc của trẻ nhỏ. Nó làm cho trẻ dễ bị biến đổi trạng thái tâm lý một cách đột ngột, khó có thể kiềm chế và kiểm soát bản thân. Khi ở giai đoạn hưng cảm, trẻ thường có những biểu hiện quá khích, kiêu ngạo, khoe khoang, năng động thái quá hoặc đôi lúc có những hành động nguy hiểm.
Rối loạn ăn uống: Đây là biểu hiện rất thường gặp ở trẻ. Không ăn, trở nên chán ăn, thường xuyên bỏ bữa và tỏ thái độ, cảm xúc chống đối dữ dội khi nói về chuyện ăn uống.
Rối loạn bài tiết: Trẻ mắc phải các chứng rối loạn tâm thần, đặc biệt là tình trạng hoang tưởng thường gặp phải một số vấn đề về bài tiết. Trẻ có thể mất kiểm soát trong việc đi vệ sinh, dễ dẫn đến chứng đái dầm.
Rối loạn vận động: Hầu hết những trẻ bị hoang tưởng đều có kèm theo các triệu chứng của rối loạn vận động. Phụ huynh nếu chú ý sẽ thường thấy trẻ thực hiện các hành vi, động tác vô nghĩa hoặc bất ngờ thốt ra những tiếng động, âm thanh khó hiểu. Ví dụ như liên tục nháy mắt, ngoáy mũi, cắn móng tay, gãi cổ không rõ mục đích và trẻ cũng không thể tự kiểm soát được điều này.
Điều trị hoang tưởng ở trẻ như thế nào?
Để điều trị bệnh hoang tưởng ở trẻ em sẽ dựa vào nhiều các yếu tố khác nhau từ độ tuổi, nguyên nhân, tính cách và mức độ bệnh như thế nào để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu của hoang tưởng thì tìm ngay chuyên gia tâm lý uy tín để có những phác đồ điều trị kịp thời, tránh gây hậu quả về sau.
Quá trình chẩn đoán chứng bệnh hoang tưởng ở trẻ cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi các triệu chứng của bệnh không biểu hiện cụ thể, rõ ràng, đôi lúc còn khá mơ hồ. Như đã chia sẻ ở trên, hầu hết các tình trạng bị hoang tưởng ở trẻ nhỏ đều có liên quan đến yếu tố di truyền, trẻ sinh ra đã có những sự bất thường trong nhận thức, tư duy và cảm xúc. Sau khi thăm khám và biết rõ được tình trạng bệnh của mỗi trẻ nhỏ, các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ cân nhắc trong việc đưa ra phác đồ điều trị với các biện pháp phù hợp và an toàn nhất. Một số phương pháp thường được áp dụng như sau:

Sau quá trình trị liệu tâm lý, trẻ còn được hướng dẫn cách kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân. Ngoài ra, chuyên gia còn hướng dẫn và dạy cho trẻ một số kỹ năng cần thiết để có thể tái hòa nhập tốt với cộng đồng, hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát.
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý luôn là phương pháp được cân nhắc để ưu tiên áp dụng đối với những trường hợp trẻ nhỏ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó có chứng rối loạn hoang tưởng. Đây là liệu pháp sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện và giao tiếp với trẻ để tìm hiểu về nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, đồng thời hỗ trợ trẻ nhìn nhận được những vấn đề mà bản thân đang gặp phải.
Thông thường, các chuyên gia tâm lý sẽ khuyến khích cha mẹ hoặc những người thân thường xuyên chăm sóc và tiếp xúc với trẻ cùng tham gia vào quá trình trị liệu. Điều này sẽ giúp họ có được cái nhìn đúng hơn về chứng bệnh hoang tưởng. Hơn thế, chuyên gia sẽ hướng dẫn và tư vấn cách chăm sóc, hỗ trợ trẻ hiệu quả.
Thông qua các buổi trò chuyện, trao đổi trực tiếp với chuyên gia, trẻ nhỏ sẽ biết cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý còn giúp trẻ điều chỉnh tốt các hành vi, suy nghĩ, nhận thức sai lệch của bản thân theo chiều hướng tích cực và đúng đắn hơn.
Sử dụng thuốc điều trị
Đối với những trường hợp rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống của bản thân cũng như cuộc sống của những người xung quanh thì cần dùng đến thuốc để khống chế bớt hành vi. Trong đó, đơn thuốc với liều lượng sử dụng phù hợp và an toàn nhất cho bệnh nhân.
Quá trình sử dụng thuốc của trẻ hoang tưởng luôn cần có sự quan sát và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa hoặc người thân. Cha mẹ cần cho con uống thuốc đúng theo yêu cầu và các chỉ định của bác sĩ. Tránh việc tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia.
Những loại thuốc hỗ trợ kiểm soát bệnh hoang tưởng ở trẻ em có nhiều khả năng gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì thế, trong thời gian sử dụng cha mẹ cần phải chú ý nhiều hơn đến các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ có xuất hiện các triệu chứng khác lạ thì cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý kịp thời, hạn chế tối đa các hệ lụy nguy hiểm.