Menu Đóng

ĐĂNG KÝ MUA TÀI KHOẢN

RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ (ASD)

MÔ TẢ CÔNG CỤ

1. Mục đích: Phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị Rối loạn phổ tự kỷ hoặc chẩn đoán Trẻ bị Rối loạn phổ tự kỷ ở mức độ nào để giúp trẻ có cơ hội can thiệp, điều trị đúng. Đặc biệt để trẻ không bị các hậu quả nặng hơn từ chứng Rối loạn phổ tự kỷ như bị chuyển sang các chứng rối loạn khác thâm chí Tăng nguy cơ bị các chứng Rối loạn chống đối, Rối loạn tâm thần….

2. Độ tuổi test: Dành cho trẻ từ 2 tuổi – 11 tuổi

3. Nếu trẻ có các biểu hiện sau cần sàng lọc sớm

Với trẻ dưới 5 tuổi

– Chưa bật âm, chưa nói được câu, chưa diễn đạt được ý

– Phản ứng nghe gọi/ chỉ trỏ chậm hoặc chưa có

– Nhu cầu quan tâm, để ý xung quanh và mọi người không có

– Rối loạn giấc ngủ

– Thường có các hành vi lặp lại vô thức liên tục ( quay tròn, lắc đầu, vẫy tay…)

– Không có nhu cầu vận động, tương tác

– Hay rối loạn giấc ngủ, khó ăn

– Không bắt chước được khi được hướng dẫn hoặc tự bắt chước

– Các biểu hiện bất thường khác các trẻ thông thường khác

– Hoạt động hành vi nhiều trong vô thức

Với trẻ trên 5 tuổi đến 11 tuổi

a. Khó khăn trong tương tác xã hội:

– Khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội với người khác.

– Thiếu khả năng đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt của người khác.

– Thường không chia sẻ niềm vui, sở thích hoặc kỷ niệm với người khác.

b. Hạn chế trong giao tiếp và ngôn ngữ

– Khả năng giao tiếp hạn chế, bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng nói chuyện, và hiểu ngôn ngữ người khác.

– Sử dụng ngôn ngữ không hợp lý hoặc không giao tiếp bằng lời nói.

c. Hành vi lặp đi lặp lại và quan tâm đặc biệt đến chi tiết

– Thường thể hiện các hành vi lặp đi lặp lại như quay vòng, lắc đầu, hoặc mơ mộng.

– Quan tâm đặc biệt đến các hoạt động hoặc chi tiết cụ thể, thường không chú ý đến những gì xảy ra xung quanh.

d. Hạn chế trong khả năng tương tác xã hội và tình cảm

– Khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc của bản thân.

– Thiếu khả năng thích nghi với các tình huống xã hội mới hoặc không quen thuộc.

e. Khó khăn trong học tập và phát triển

– Khả năng học tập và phát triển trong nhiều lĩnh vực, bao gồm ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, và kỹ năng sống….

f. Các biểu hiện khác

– Ít tiếp xúc với xã hội.

– Hành vi chống đối.

– Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp.

– Hành vi lặp đi lặp lại.

– Gắn bó bất thường.

– Vận động chậm chạp.

– Thích chơi một mình.

– Hành vi kỳ lạ.

– Rối loạn ăn uống.

– Khiếm khuyết về trí tuệ.

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TEST SÀNG LỌC SỚM ONLINE

Đây là công cụ test sàng lọc sớm được Dr PSY Việt Nam số hóa và hoàn toàn sử dụng online vì vậy cha mẹ có thể test sàng lọc sớm đánh giá các mức độ các rối loạn phát triển và các bất ổn tâm lý của con ở bất cứ đâu chỉ với chiếc điện thoại có kết nối internet.

Các bước để cha mẹ nhận tài khoản test RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ (ASD) này như thế nào?

  • Bước 1: Đăng ký form mua tài khoản test RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ (ASD)
  • Bước 2: Thanh toán phí test RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ (ASD)
  • Bước 3: Nhận thông tin tài khoản qua email đăng ký.
  • Bước 4: Thực hiện bài test sàng lọc và nhận kết quả khi làm xong.

Cha mẹ vui lòng điền đầy đủ và chính xác các thông tin theo form đăng ký mua công cụ test ở bên dưới. Email mà cha mẹ hay sử dụng sẽ là địa chỉ nhận thông tin tài khoản test từ Dr PSY Việt Nam vì vậy hãy lưu ý điền thật chính xác thông tin này.

Mua công cụ RLPTK ở trẻ
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat