Bổ sung các chất gây thiếu máu ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu dinh dưỡng
Thiếu máu nhẹ không ảnh hưởng đến đời sống quá nhiều nhưng nếu thiếu máu kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển thể lực do không đủ cung cấp oxy cho cơ thể. Não nếu không được cung cấp đủ oxy sẽ khiến trẻ mệt mỏi khi học, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh. Khi lớn lên, khả năng tư duy không thể bằng những trẻ không gặp tình trạng thiếu máu.
Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng là hậu quả của trẻ đã thiếu vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt, kẽm dài ngày. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ đang thiếu máu dinh dưỡng như sau:
Trên da và niêm mạc: Da xanh, lòng bàn tay nhợt, niêm mạc nhợt
Thiếu oxy: Lừ đừ, kém tập trung khi làm việc hoặc học tập, kém vận động, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, thở nông, khó thở khi gắng sức…
Thiếu dinh dưỡng: Biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, môi khô, lưỡi láng, mất gai, móng biến dạng- dẹt, có khía, tóc khô dễ rụng, dễ gãy… Trẻ dưới 2 tuổi chậm biết ngồi, biết đi, chậm tăng trưởng cân nặng chiều cao,…
Đề kháng: Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, mắc các bệnh lý hô hấp do sức đề kháng kém.
Ở giai đoạn trẻ ăn dặm, trẻ cần được ăn dặm một cách toàn diện, đủ dinh dưỡng, đủ sắt, kẽm, protein, vitamin, tinh bột,…
Cách bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ thiếu sắt
Câu hỏi được đặt ra: “Bổ sung những gì khi trẻ thiếu sắt sao cho đúng và khoa học?”.
Đối với trẻ đang trong quá trình đang trong con bú sữa mẹ thì cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn để cơ thể có được nguồn dinh dưỡng lớn. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và phù hợp nhất với trẻ giúp tạo máu và phát triển toàn diện hơn. Với trẻ đã ăn dặm hoặc lớn hơn với chế độ ăn đa dạng thực phẩm, nên lựa chọn những loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cần thiết để tạo máu cha mẹ nên bổ xung những thực phẩm sau đây:
- Ngũ cốc ăn sáng: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại ngũ cốc ăn sáng dành cho trẻ nhỏ chứa hàm lượng sắt tương đối lớn bổ sung cho trẻ tạo máu. Cha mẹ có thể lựa chọn các loại ngũ cốc này cho trẻ ăn, chú ý tránh dùng ngũ cốc cho người lớn để trẻ ăn vì có thể gây dư thừa sắt.
- Gan lợn: Gan lợn có thể dùng chế biến món ăn cho trẻ, cung cấp nhiều Vitamin A, B, D cùng nhiều khoáng chất tốt giúp trẻ khỏe mạnh, phòng ngừa thiếu máu.
- Các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ nằm đầu tiên trong danh sách các thực phẩm tốt cho trẻ thiếu máu, chúng chứa nhiều protein tốt cùng với nhiều chất sắt. Nên cho trẻ ăn lượng thịt đỏ phù hợp từ 3 – 4 bữa trong tuần, chế biến thành các dạng tạo cảm giác thích thú cho trẻ như: Tạo hình thịt thành các hình thù ngộ nghĩnh ăn cùng với bánh mì trắng trong bữa sáng. Xay thịt nhỏ hơn chế biến thành cháo hoặc các món ăn khác giúp trẻ có hứng thú hơn
- Hải sản: Các loại hải sản nói chung đều tốt cho trẻ bị thiếu máu do chúng chứa nhiều sắt và Vitamin. Khi trẻ bị thiếu máu hoặc có nguy cơ, nên cho trẻ ăn đa dạng các loại hải sản chế biến như: tôm, cua, cá, nghêu, sò, hến, trai,…
- Rau củ quả và trái cây tươi: Không thể bỏ qua các loại rau quả tươi xanh giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ thiếu máu. Đặc biệt các lại rau sau chứa nhiều sắt, giúp trẻ thiếu máu sản xuất sắt tốt hơn như: rau ngót, súp lơ xanh, bí ngô, cải bó xôi, cải xoăn, khoai tây, các loại đậu đỗ,…
- Bổ sung Vitamin C: Vitamin C không trực tiếp tham gia vào quá trình tạo máu xong giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, do vậy nên ăn thực phẩm giàu Vitamin C cùng với thực phẩm giàu sắt để cơ thể thu nạp tốt nhất những dinh dưỡng này.
Cách phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt cho trẻ
- Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai: Đối với phụ nữ có thai, liều bổ sung là 60mg sắt/ngày và 400 µg folic acid trong suốt thời gian có thai.
- Sau khi sinh bổ sung tiếp 3 tháng với liều tương tự như khi có thai đối với phụ nữ cho con bú.
- Bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ không mang thai: bổ sung sắt/acid folic mỗi tuần 1 viên trong 3 tháng, 3 tháng nghỉ, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng. Nếu khả thi, lặp lại chu kỳ này trong năm.
- Đối với phụ nữ có thai thiếu máu: bổ sung sắt/acid folic mỗi ngày một viên trong suốt thời gian mang thai.
Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.
Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,… Kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.
Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.
Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt trong đó có nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó, cần tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi. Thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…