Điều trị chứng chán ăn tâm thần thế nào?
Những căng thẳng về tinh thần, bất ổn tâm lý hoặc các bệnh tâm thần như trầm cảm có thể ức chế cảm giác đói, gây cảm giác buồn nôn và kém thức ăn tiêu hóa gọi là chứng chán ăn tâm thần. Điều trị chứng chán ăn tâm thần chủ yếu bằng cách nào?
Chán ăn chán ăn tâm thần là tình trạng rối loạn ăn uống đặc trưng bởi sự hạn chế một cách thái quá với thức ăn và có nỗi sợ mãnh liệt với việc tăng cân. Bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ và các bé gái tuổi dậy thì, thường khởi phát ở giai đoạn thanh thiếu niên và rất hiếm gặp ở những người trên 40 tuổi.
Sự lo lắng quá mức về việc tăng cân khiến họ cảm thấy sợ thức ăn một cách phi lý. Có 2 kiểu chán ăn tâm thần như:
Biểu hiện chứng chán ăn tâm thần thế nào?
1. Về thể chất
2. Về tâm lý
3. Về hành vi
Những hệ lụy của chứng chán ăn tâm thần
Chán ăn tâm thần kéo dài sẽ gây ra các vấn đề về thể chất như: giảm cân quá mức, mệt mỏi, mất ngủ, thường xuyên chóng mặt, choáng váng, rối loạn kinh nguyệt, da dẻ xanh xao, ớn lạnh, không chịu được lạnh, huyết áp thấp…
Hậu quả nghiêm trọng hơn đó là có thể gây tử vong do rối loạn nhịp tim và mấy cân bằng điện giải.
Ngoài ra, tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người mắc chứng chán ăn tâm thần có thể mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc… Họ có thể lạm dụng rượu bia, chất gây nghiện, thậm chí có hành vi tự hủy hoại khi việc giảm cân không thành công.
Nhiều nghiên cứu cho rằng có đến 22% các trường hợp chán ăn tâm thần có tiền sử ít nhất 1 lần tự gây tổn thương cho bản thân bằng các cách như tự cắt, gây bỏng bằng thuốc lá, cứa vật nhọn và da…
Điều trị chứng chán ăn tâm thần
Chứng chán ăn tâm thần nếu không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến suy nhược, rối loạn chức năng nhiều cơ quan, có tỉ lệ tử vong cao tới 10% mỗi thập kỷ. Trẻ em và thanh thiếu niên được điều trị có kết quả tốt hơn người lớn. Với điều trị, một nửa số bệnh nhân trở về bình thường, khôi phục lại cân nặng và cải thiện các biến chứng. Trong khi đó, một phần tư số bệnh nhân cho kết quả ở mức trung gian và có thể tái phát. Một phần tư còn lại kém đáp ứng điều trị, tái phát thường xuyên và có các biến chứng cả về tâm thần lẫn thể chất.
Cần kết hợp các biện pháp điều trị sau:
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến chứng chán ăn tâm thần nên để điều trị hiệu quả bệnh lý này, người bệnh cần được trị liệu tâm lý đúng cách.
Bác sĩ tâm lý sẽ trò chuyện, tâm sự và đưa ra giải pháp phù hợp nhất với từng trường hợp. Mục tiêu chính của việc trị liệu chính là bình thường hóa hành vi ăn uống, giúp người bệnh muốn ăn và phục hồi cân nặng.
Bên cạnh đó, trị liệu tâm lý còn giúp thay đổi niềm tin và những suy nghĩ lệch lạc về vấn đề giảm cân để họ thấy rằng, việc giảm cân không quá áp lực, cần giảm cân đúng cách, khoa học.
Thân hình gọn, cân đối là mong ước của nhiều người nhưng nó không phải là tất cả, cũng không là thước đo để đánh giá con người nên không cần bất chấp để giảm cân với mong muốn có vóc dáng được mọi người khen ngợi là đẹp.
Khi tâm lý được điều chỉnh ổn định, người bệnh sẽ dễ tiếp nhận các hình thức điều trị khác, cũng sẽ thay đổi suy nghĩ và hành vi trong việc ăn uống. Nhờ đó, bệnh được cải thiện đáng kể.