Menu Đóng

Hưng cảm có nguy hiểm không?

Hưng cảm là tình trạng nguy hiểm không kém gì trầm cảm. Khi một người có những biểu hiện của hưng cảm, rất có thể người đó đang gặp phải bệnh lý tâm thần nào đó. Việc cần làm đó là thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Hưng cảm là gì?

Hưng cảm hay còn được gọi là rối loạn cưỡng lực là một dạng rối loạn cảm xúc, hay rối loạn tâm trạng, dễ đưa bệnh nhân đến tình trạng suy kiệt vì hoạt động nhiều, trong khi lại mất ngủ và ăn kém do suy giảm các nhu cầu này.

Hưng cảm thường liên quan đến mất ngủ, cùng với ảo giác, rối loạn tâm thần, ảo tưởng hoành tráng hoặc cơn thịnh nộ hoang tưởng.

Mức độ nghiêm trọng của các giai đoạn tâm trạng có thể từ rất nhẹ đến cực đoan, và chúng có thể xảy ra dần dần hoặc đột ngột trong một khung thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Bệnh nhân hưng cảm có thể bị rối loạn trong suy nghĩ và nhận thức.

Theo cách phân loại của ICD, hưng cảm được chia thành các mức độ sau:

  • Hưng cảm nhẹ
  • Hưng cảm vừa
  • Hưng cảm nặng

Đặc biệt, những người bị hưng cảm nặng thậm chí còn kèm theo dấu hiệu loạn thần nên cần phải được hỗ trợ chữa trị tâm lý.

Triệu chứng của hưng cảm

Một người đang trong trạng thái hưng cảm thì sẽ có những triệu chứng nổi bật sau:

  • Có mức năng lượng cao nên hoạt bát hơn, nhưng tính khí cũng thay đổi thất thường.
  • Giảm nhu cầu ngủ hay thậm chỉ chỉ ngủ vài ba giờ mỗi ngày.
  • Tư duy hưng phấn dẫn đến nhiều suy nghĩ và ý tưởng đến dồn dập.
  • Khoe khoang, nói to, nói nhiều và nói nhanh.
  • Hưng phấn đi cùng với bồn chồn và dễ bị phân tâm dẫn đến không thể thực hiện hoàn chỉnh ý tưởng của mình.
  • Mất kiểm soát đối với ham muốn tình dục, ăn uống, mua sắm đồ dùng và nhiều hoạt động rủi ro khác.

Những người mắc hưng cảm có thể tự nhận ra hoặc được người khác góp ý về những thay đổi của mình. Tuy nhiên, họ có xu hướng không tin vào những lời góp ý của người khác. Để rồi khi cơn hưng phấn đi qua, còn lại trong họ là sự hối hận, chán nản, dằn vặt về những điều đã làm.

Những người bị hưng cảm mức độ nặng có thể có biểu hiện xa rời thực tại. Họ nhìn thấy ảo giác, nghe thấy ảo thanh và hoang tưởng về chính mình. Thậm chí, có người còn thực sự tin rằng mình là người có quyền năng của thần thánh.

Nguyên nhân và nguy cơ mắc bệnh hưng cảm

Nguyên nhân gây bệnh hưng cảm: Hiện nay, bệnh hưng cảm chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn cảm xúc này có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố xã hội như căng thẳng và nghiện bia rượu. Ngoài ra, cũng có thể do dùng sai thuốc đặc trị hoặc đổi liều thuốc mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Nguy cơ gây bệnh hưng cảm: Hưng cảm thường xuất hiện ở độ tuổi từ 15 đến 40. Rất hiếm trường hợp bị chứng hưng cảm khi còn nhỏ hoặc người lớn trên 65 tuổi. Những yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh hưng cảm có thể kể đến như:

  • Tâm lý căng thẳng trong thời gian dài
  • Nghiện ma túy hoặc rượu bia
  • Có tiền sử gia đình từng bị rối loạn lưỡng cực hoặc các bệnh tâm thần khác

Chẩn đoán & Điều trị bệnh hưng cảm như thế nào?

Chẩn đoán: Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và tìm hiểu bệnh sử của người khám. Người đó có sử dụng thuốc điều trị không? Hay có sử dụng chất kích thích nào không? Những tình trạng sức khỏe bất thường khác là gì? Dựa trên những thông tin có được, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán. Tuy nhiên, quá trình xác định bệnh nhân có bị hưng cảm hay không, và đây là dấu hiệu của bệnh lý tâm thần nào có thể rất phức tạp. Bởi vì, có những tình trạng mà chính người khám không nhận thấy được. Ngoài ra, có những bệnh lý khác có dấu hiệu tương tự như tình trạng tuyến giáp hoạt động bất thường.

Điều trị: Biện pháp tư vấn luôn là ưu tiên hàng đầu để điều trị các bệnh tâm lý. Bác sĩ sẽ tiếp xúc, lắng nghe và nói chuyện với người bệnh nhẹ nhàng để làm dịu bớt cơn hưng cảm. Đồng thời, người nhà cũng cần phải phối hợp để mang lại kết quả trị liệu tốt nhất. Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần được chăm sóc, điều trị đặc biệt bên trong bệnh viện.

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat