Làm sao để giúp con trẻ hiểu cảm xúc là gì?
Cảm xúc là gì?
Khi trẻ 4 tuổi chúng đã có những câu hỏi riêng về các vấn đề xung quanh. Trong các hoạt động hàng ngày, chúng có thể không hiểu vì sao chúng lại không được phép ăn kẹo, hay không hiểu được vì sao người lớn lại không thể dành cả ngày để chơi với chúng; những điều như vậy, khiến trẻ có những cảm xúc khác nhau, tạo ra các phản ứng hành vi tích cực hoặc tiêu cực.
Những đứa trẻ hiểu được cảm xúc của mình sẽ ít có khả năng hành động bằng các hành vi hung hăng và thách thức để thể hiện bản thân. Một đứa trẻ khi nói “Con giận mẹ” thay vì thể hiện sự tức giận bằng các hành vi không phù hợp, sẽ ít có khả năng bị đánh hơn. Và một đứa trẻ có thể nói, “Điều đó làm tổn thương cảm xúc của con.” sẽ giúp trẻ có cách giải quyết xung đột tốt hơn.
Một đứa trẻ thật khó để diễn tả cảm giác buồn, sợ hãi hay phấn khích như thế nào. Thế nhưng, khi bạn dạy trẻ về cảm xúc của chúng càng sớm, trẻ càng có năng lực điều chỉnh cảm xúc.
Làm sao để giúp con trẻ hiểu được cảm xúc?
1. Nói về cảm xúc:
Chỉ cho trẻ cách sử dụng các từ cảm giác trong vốn từ vựng hàng ngày của chúng. Làm mẫu cách thể hiện cảm xúc bằng cách đơn giản nhất là chia sẻ cảm xúc của chính bạn như: “Mẹ cảm thấy buồn vì hôm nay con đã không chia sẻ đồ chơi với các bạn.”
Hãy hỏi con bạn mỗi ngày rằng hôm nay con cảm thấy như thế nào? Với trẻ nhỏ, hãy sử dụng một biểu đồ đơn giản có mặt cười nếu điều đó giúp chúng chọn ra một cảm giác và sau đó cùng nhau thảo luận về cảm giác đó. Nói về những thứ ảnh hưởng đến cảm xúc của con bạn. Chỉ ra thời điểm bạn nhận thấy con bạn đang có một cảm xúc cụ thể.
2. Dạy con chiến lược đối phó:
Trẻ cần học rằng chỉ vì chúng cảm thấy tức giận không có nghĩa là chúng có thể đánh ai đó; trẻ sẽ cần học các kỹ năng quản lý cơn tức giận để có thể giải quyết xung đột hiệu quả hơn. Do đó, bạn hãy chủ động dạy con cách đối phó với những cảm xúc khó chịu.
Khuyến khích con bạn có một khoảng thời gian riêng. Khuyến khích con đi vào phòng của con hoặc một nơi yên tĩnh khác khi con cảm thấy buồn bã. Điều này có thể giúp con bình tĩnh lại trước khi vi phạm các quy tắc đã đặt ra.
Dạy con những cách lành mạnh để đối phó với cảm xúc buồn bã. Nếu con cảm thấy buồn vì không ai chơi với chúng, hãy nói về những cách để đối phó với cảm xúc buồn. Thông thường, trẻ không biết phải làm gì khi cảm thấy buồn nên trở nên hung hăng hoặc thể hiện các hành vi muốn được chú ý.
3. Đặt tên cho cảm xúc của con:
Dạy cho trẻ đang ở độ tuổi mầm non những từ thể hiện cảm giác cơ bản như vui, tức giận, buồn và sợ hãi. Trẻ lớn hơn có thể được hưởng lợi từ việc học những từ thể hiện cảm xúc phức tạp hơn như thất vọng và lo lắng.
Một cách tuyệt vời để giúp trẻ hiểu cảm xúc là gì, đó là thảo luận về cảm xúc của các nhân vật trong sách hoặc chương trình truyền hình. Tạm dừng TV lại để hỏi, “Con nghĩ anh ấy cảm thấy thế nào ngay bây giờ?” Sau đó, hãy cùng con nói về những gì mà người trên TV đã trải qua và vì sao họ có những cảm xúc như vậy.
Nói về cảm xúc của người khác cũng là một cách để dạy trẻ về sự đồng cảm. Trẻ nhỏ nghĩ rằng thế giới xoay quanh chúng, vì vậy đây có thể là một trải nghiệm giúp chúng mở rộng tầm mắt để biết rằng những người khác cũng có cảm xúc. Nếu con bạn biết rằng việc đẩy bạn của chúng xuống đất có thể khiến người bạn đó tức giận và buồn bã, chúng sẽ ít làm điều đó hơn.
4. Hạn chế cảm xúc tiêu cực:
Nếu bạn bảo trẻ dùng lời lẽ khi tức giận nhưng trẻ lại chứng kiến cảnh bạn ném điện thoại sau một cuộc gọi nhỡ thì lời nói của bạn sẽ không có tác dụng. Làm mẫu những cách lành mạnh để đối phó với những cảm xúc khó chịu.
Chỉ ra những lúc bạn cảm thấy tức giận hoặc thất vọng và nói to điều đó ra: “Mấy người kia đã cư xử thô lỗ với mọi người xung quanh nên mẹ cảm thấy rất tức giận với cách cư xử đó.” Sau đó hãy hít thở sâu trước mặt con để con có thể học cách để đối phó với cơn tức giận. Trẻ nhỏ thường có tính bắt chước, nên khi bạn thực hiện trước mặt trẻ các kỹ năng ứng phó, lâu dần, chúng cũng sẽ học tập những kỹ năng đó. Ngoài hít thở sâu, bạn cũng có thể thực hành hoặc làm mẫu các kỹ năng ứng phó lành mạnh khác.
Trên thực tế, tức giận không phải là xấu. Đó là cách trẻ em thường dùng để đối phó với cơn giận dữ có thể dẫn đến những lựa chọn lành mạnh hoặc không lành mạnh. Mục tiêu của bạn không nên thay đổi cảm xúc của con. Tránh nói những điều như:
- Đừng quá kịch tính.
- Đừng nổi điên lên vì một chuyện nhỏ như vậy.
- Đừng khóc nữa
- Bạn đang lăn tăn vì không có gì.
- Đừng trẻ con như vậy.
- Đừng lo lắng về một điều ngớ ngẩn như vậy.