Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thế nào là hiệu quả?
Từ 0-6 tuổi năm đầu đời, việc phát triển ngôn ngữ của con được cha mẹ ưu tiên hàng đầu. Ngày nay số trẻ chậm nói hay còn gọi rối loạn ngôn ngữ chiếm hơn nửa so với trước, nhiều cha mẹ quáng quàng lên vì con chậm nói so với các bạn cùng tuổi, con nói ngọng, con chưa chủ động dùng lời nói để giao tiếp hay con bị loạn ngôn ngữ… Để giúp trẻ gia tăng kỹ giao tiếp và sự phát triển ngôn ngữ, cha mẹ nên thực hiện một một số phương pháp khuyến khích lời nói cho trẻ ở nhà mà cha mẹ cần biết.
Làm mẫu: Đây là phương pháp đầu tiên và quan trọng nhất vì lời nói rất tốt cho trẻ. Trẻ cần nghe rồi bắt chước lời nói của cha mẹ. Nên cha mẹ cần nói với trẻ những gì cần làm trong khi chúng vui chơi hoặc trong các buổi sinh hoạt hàng ngày. Mới tập nói nên trẻ chưa thể phát âm chính xác được nên cha mẹ cũng nên tạo thói quen chỉnh sửa lời nói cho con. Lưu ý cha mẹ không được nhái lại những câu của con nói sai hoặc những câu nũng nịu.
Bắt chước: Cha mẹ có biết là con rất thích bắt chước, vì vậy cha mẹ hãy bắt chước những gì mà trẻ đã làm được hay sự hướng thú cho con nhất là thứ vui nhộn. Nên kết hợp cử chỉ bắt chước trong các bài hát mà con đã từng được hát hoặc bài hát quen thuộc của con, các tiếng kêu thú vật chẳng hạn như tiếng mào kêu, tiếng chó sủa…
Những câu mở rộng: khi trẻ gọi tên hay nói một từ đơn thì cha mẹ hãy mở rộng thành một câu. Vd: Khi con nói “cá” thì cha mẹ hãy nói “con cá bơi”, khi trẻ nói “đi” thì cha mẹ hãy nói “con muốn đi chơi”…
Nói song song: Khi cha mẹ đang chơi với con hoặc con đang ăn, tắm rửa… Cha mẹ nên nói chuyện với con về những gì con làm. Ví dụ, “Con đang xây tòa lâu đài lớn.
Ngôn ngữ ký hiệu: Khi nói con có thể kết hợp với các cử chỉ để diễn tả hay dấu hiệu có thể giúp giảm bớt sự thất vọng của trẻ và cho trẻ cách biểu đạt như trẻ mong muốn.
Giao tiếp bằng hình ảnh: Cha mẹ có thể sử dụng hình ảnh của đồ vật và các hoạt động để con có thể chỉ vào những điều trẻ muốn. Ví dụ: Cha mẹ có thể làm một quyển sổ giao tiếp, trong đó là những hình chụp các hoạt động hàng hoặc các hình ảnh thực phẩm được cắt từ tạp chí cha mẹ dán băng dính phía sau hình ảnh vào trong sổ giao tiếp. Khi con có nhu cầu gì? Con sẽ lấy hình ảnh từ trong sổ giao tiếp trao cho cha mẹ.
Sự lựa chọn: Trong các bữa ăn hay khi chơi cha mẹ nên cho con sự lựa chọn, khuyến khích con sử dụng những cử chỉ tay hoặc lời nói để thể hiện nhu cầu hay mong muốn của con. Vd: khi con đói chỉ tay vào tủ lạnh thì cha mẹ sẽ cho con sự lựa chọn bằng cách cầm cốc của con lên rồi chỉ vào nước cam hoặc sữa.
Nhắc nhở con: Cha mẹ hãy dùng cử chỉ hoặc lời nói âm thanh để nhắc nhở con. Hướng dẫn con và có thể nhắc nhở bằng cách nói một âm thanh ban đầu của từ đấy. Vd: khi đã nghe con nói “bánh” thì có thể nói “ssss” để nhắc con.
Đặt câu hỏi: Cha mẹ nên hỏi những câu hỏi mở, không nên hỏi câu hỏi dạng “ Có/không”. Câu hỏi mở được sử dụng để bắt đầu một cuộc trò chuyện với con.
Chờ đợi hoặc giữ lại: Phương pháp này cực tốt khi con đã nói được một từ nào đó nhưng lại không chịu nói ra. Trước hết cha mẹ hãy cho con có thời gian để trả lời trước khi cha mẹ đưa cho con đồ chơi. Vì trẻ cần thêm thời gian để trả lời bằng lời nói hay cử chỉ.
Tính mới lạ: Cha mẹ tạo ra những trò chơi mới lạ, bất ngờ của con để con phản ứng. Ví dụ: khi đánh răng cha mẹ đưa cho con cái lược & chờ xem trẻ phản ứng ra sao? Nếu con không phản ứng cha mẹ sẽ nói với con: chúng ta không dùng lược để đánh răng, chúng ta dùng bàn chải đánh răng để đánh răng.
Nói một mình: Cha mẹ nên thường xuyên thực hiện phương pháp này và nói về mọi việc mà cha mẹ đang làm. Ví dụ : Mẹ đang giặt quần áo cho con, mẹ đang rửa rau, mẹ đang làm rau trộn cho con.
Diễn giải: Cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản để yêu cầu với con không nên giải thích dài dòng hoặc khó hiểu.
Giả vờ quên: Cha mẹ giả vờ không nhớ điều gì đó nhằm tạo cơ hội cho con nhớ điều đó & bày tỏ ý kiến. Ví dụ: nếu con muốn uống sữa cha mẹ hãy đặt ly của con trên bàn và đặt sữa trong tầm tay nhưng cha mẹ không đổ sữa. Hoặc khi cha mẹ hát một bài hát “ba thương con vì con giống…..” và cha mẹ quên nói từ “mẹ” thì con sẽ cố gắng để nói điền vào từ “ mẹ” mà cha mẹ quên .
Cha mẹ nên lưu ý khi con nói ngọng thì không được “nhại” theo con. Bởi điều đó khiến trẻ nghĩ con nói đúng và gây hứng thú, dần không điều chỉnh sẽ thành một thói quen cho con. Điều này sẽ gây nên hậu quả về lâu dài.
Cha mẹ hãy xây dựng và duy trì môi trường ngôn ngữ tích cực cho con, trong mỗi bối cảnh cha mẹ hãy giành cho nhau những ngôn từ tích cực thể hiện đúng vai cá nhân mà mức độ tôn trọng cho người còn lại, hãy giành cho con những câu hỏi có sự quan tâm, chừng mực, yêu thương và thái độ lắng nghe thiện chí. Tất cả tạo nên một không gian an toàn mà con được học, được thể hiện ngôn ngữ một cách liên tục, phù hợp và có ý nghĩa với sự phát triển đang diễn ra.