Menu Đóng

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa  là thuật ngữ để miêu tả tình trạng cảm xúc luôn bị lo lắng thái quá về các vấn đề và sự kiện diễn ra trong cuộc sống. Nếu kéo dài lâu người bệnh sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, mất ngủ, dễ cáu  gắt,… và hàng loạt các biểu hiện khác gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa xảy ra ở những người bị lo âu, căng thẳng quá mức về một hoạt động, sự việc xung quanh và tình trạng này diễn ra trong ít nhất 6 tháng. Nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

Nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên có một vài nghiên cứu nhận định rằng rối loạn lo âu lan tỏa gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân mắc sẵn các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn hoảng sợ hoặc những người lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện.

Một người khi mắc phải bệnh này thường có cái nhìn bi quan, tiêu cực về cuộc sống và nếu không được điều trị thì bệnh nhân dễ có những suy nghĩ và hành vi tự làm hại chính mình.

Dấu hiệu nhận biết

  • Lo lắng quá mức về mọi việc hàng ngày.
  • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát những lo lắng hoặc cảm giác bồn chồn.
  • Biết bản thân đang lo lắng quá mức cần thiết.
  • Cảm giác bồn chồn và khó thư giãn.
  • Dễ giật mình, khó ngủ hoặc mất ngủ.
  • Dễ mệt mỏi hoặc luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Bị đau đầu, đau cơ, đau bụng hoặc đau không rõ nguyên nhân.
  • Run hoặc co giật.
  • Khó nuốt.
  • Cảm thấy cáu kỉnh hoặc bực mình.
  • Đổ mồ hôi nhiều, cảm giác lâng lâng hoặc khó thở.
  • Phải đi vệ sinh thường xuyên.

Trẻ em và thanh thiếu niên mắc hộ chứng GAP thường lo lắng về vấn đề:

  • Thành tích trong hoạt động thể thao hay trong lớp học.
  • Lo lắng về thảm họa, chẳng hạn như động đất hoặc chiến tranh.
  • Sức khỏe của người khác như các thành viên trong gia đình.

Người lớn mắc hội chứng này thường lo lắng về vấn đề hàng ngày như:

  • Công việc, hiệu suất hay tình trạng an ninh.
  • Sức khỏe.
  • Tài chính.
  • Sức khỏe và hạnh phúc của thành viên khác trong gia đình.
  • Trễ giờ.
  • Công việc nhà và các trách nhiệm gia đình.

Nguyên nhân mắc hội chứng lan tỏa là gì?

Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân mắc rối loạn lo âu loan tỏa. Tuy nhiên cũng tồn tại những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Cụ thể:

  • Do di truyền: nếu người thân cận huyết đã từng bị rối loạn lo âu lan tỏa hoặc bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần thì người trong gia đình cũng có khả năng bị bệnh.
  • Tác động từ ngoại cảnh: gia cảnh thiếu thốn, từng bị đánh đập, lạm dụng, lao động vất vả từ khi còn nhỏ sẽ dễ bị lo âu trước các sự kiện hơn.
  • Nghiện thuốc lá: thói quen này làm tăng rủi ro bị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa gấp 5 – 6 lần.
  • Các yếu tố khác: bị stress kéo dài, trầm cảm, đã hoặc đang phải trải qua khủng hoảng về tài chính, tình cảm, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính, cuộc sống không có niềm vui,…

Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa thế nào?

Hầu hết bệnh sẽ thường xảy ra trước tuổi 25, dễ tiến triển thành mạn tính và tỷ lệ phục hồi thường thấp. Vì vậy, người bệnh khi bị rối loạn lo âu lan tỏa cần phải được chẩn đoán và điều trị từ sớm để các triệu chứng được kiểm soát tốt, đồng thời bảo toàn được sức khỏe của bệnh nhân.

Nguyên tắc điều trị: giảm lo âu, căng thẳng và giải quyết  các biểu hiện mà người bệnh đang gặp phải. Cách điều trị như sau:

  1. Sử dụng thuốc:

Để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa,  bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống trầm cảm cho người bệnh. Bên cạnh đó là một số loại thuốc khác như:

  • Thuốc chống loạn thần.
  • Thuốc giải tỏa lo âu.
  • Các nhóm thuốc khác: thuốc kháng histamin, thuốc ức chế beta, khoáng chất, vitamin nhón B, các thuốc có tác dụng nuôi dưỡng tế bào thần kinh.

Dựa trên tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Lưu ý chung khi áp dụng thuốc điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa đó là cần  bắt đầu với liều thấp, sau đó tăng dần cho tới khi đạt được hiệu quả. Nhằm phòng tránh tác dụng phụ và các rủi ro không mong muốn, ít khi người ta sử dụng thuốc giải tỏa lo âu có tính chất gây nghiện.

Sau khoảng 8 tuần điều trị, người bệnh có thể cảm nhận được công dụng của thuốc như giảm triệu chứng sợ hãi, lo âu. Bên cạnh đó, người bệnh nên dùng thuốc trong vòng 6 – 12 tháng phòng trường hợp bệnh tái phát.

2. Khắc phục bằng tâm lý trị liệu:

Là một trong các phương pháp khoa học được áp dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh, tâm lý con người, tâm lý  trị liệu cũng là một giải pháp tốt cho tình  trạng rối loạn lo âu lan tỏa. Khi  đó các  chuyên  gia tâm lý sẽ giải quyết căn  nguyên của bệnh đồng thời tháo gỡ căng thẳng, lo âu trong suy nghĩ của bệnh nhân bằng cách sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức.

Sau khi kết thúc thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ cảm thấy bệnh được cải thiện tích cực, thay đổi nhân sinh quan về cuộc sống, có cái nhìn bớt tiêu  cực hơn về các vấn đề trong xã hội và các mối quan hệ xung quanh. Từ đó có thể vận dụng được các kỹ năng để đối phó với những thay đổi và các tình huống áp lực, stress trong tương lai.

Để được tư vấn trực tiếp và cụ thể hơn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ đặt lịch khám ngay với các chuyên gia của Phòng Khám Dr PSYVn theo số hotline 0904852732

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat