Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Tình trạng rối loạn lo âu cũng là trạng thái bình thường của một con người, nhưng để mà nói tình trạng này kéo dài rất nguy hiểm. Rối loạn lo âu là bệnh lý khiến con người trở nên ám ảnh với nỗi sợ hãi quá mức, dù là những tình huống đơn giản như: đi một mình trong bóng tối, sợ máu…hoặc một khúc mắc đơn giản nào đó cũng khiến người bệnh rơi vào tình trạng quá độ. Những người mắc hội chứng này sẽ thường sống trong một tâm trạng lo lắng thái quá dẫn đến stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
I. Dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng thường gặp là: Sợ hãi, cảm thấy không chắc chắn hay không an toàn; Khó ngủ, sợ hãi, lo lắng cả trong giấc ngủ; Không thể giữ bình tĩnh và đứng yên… Một số người có biểu hiện lạnh, đổ mồ hôi, tê hoặc ngứa ran tay hoặc chân, khó thở, hoặc thở nhanh hơn bình thường. Tim đập nhanh, khô miệng, buồn nôn, cơ bắp căng thẳng, chóng mặt, giảm khả năng tập trung…Ám ảnh trong suy nghĩ về một vấn đề nhiều lần, có những hành vi nghi thức, như rửa tay, kiểm tra khóa cửa… quá nhiều lần, khó khăn giữ bình tĩnh hoặc vượt qua cơn lo âu.
Stress, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng mà 100% những người mắc bệnh đều gặp phải. Những tâm lý này sẽ khiến người bệnh bị dày vò liên tục đến mức kiệt quệ.
Mất khả năng tập trung và đưa ra quyết định: Khi não bộ và hệ thần kinh phải làm việc một cách quá tải sẽ khiến khả năng tư duy, ghi nhớ của con người trở nên sa sút trầm trọng.
Khó giữ bình tĩnh và kiểm soát hành vi: Đây được xem là dấu hiệu rõ rệt nhất của chứng rối loạn lo âu. Khi người bệnh trở nên stress, lo âu quá mức sẽ rất khó giữ bình tĩnh và dễ bị kích động. Những lúc như vậy họ thường đi lại liên tục, nói nhiều hơn nhưng não bộ lại không thể suy nghĩ bất kỳ điều gì.
Rơi vào trạng thái sợ hãi vô cớ: Người bệnh như bị ám ảnh bởi một điều gì đó nhưng lại không rõ nguyên do. Việc sống trong nỗi sợ hãi lâu sẽ khiến tâm lý bị tổn thương cực kỳ nghiêm trọng. Chúng ta có thể nhận thấy dấu hiệu này nếu người bệnh rơi vào một tình huống cụ thể.
Thay đổi về sức khỏe: tim đập nhanh, hít thở không sâu, thở gấp chân tay có hiện tượng run rẩy, tê buốt; ra mồ hôi trộm; rối loạn tiêu hóa; rối loạn giấc ngủ; suy nhược cơ thể.
II. Nguyên nhân
Chưa có một căn cứ nhất định nào về nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu những hầu như những người mắc chứng bệnh này có chung đặc điểm như: Stress quá độ và sang chấn tâm lý là nguyên nhân lớn nhất mà đại đa số bệnh nhân mắc phải. Ngoài ra việc sử dụng rượu bia, các chất kích thích, chất cấm trong thời gian dài sẽ gây ra hậu quả nặng nề hơn cả chứng rối loạn lo âu. Ngày nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có cha mẹ đã mắc chứng rối loạn lo âu thì nguy cơ con cái họ có tỉ lệ mắc cao hơn.
III. Những kiểu lo âu nào?
Chứng rối loạn lo âu có nhiều kiểu khác nhau, nhưng một khi đã mắc chứng rối loạn lo âu sẽ có cùng một lúc các biểu hiện sau đây:
Rối loạn stress sau trấn thương : Đây là tình trạng dễ gặp phải với những ai vừa trải qua một sự kiện kinh hoàng; hay một khoảng thời gian khó khăn nhưng sau đó không thể giải tỏa được tư duy tiêu cực và giải phóng cơ thể khỏi những ám ảnh đã qua.
Rối loạn lo âu phân ly: Hội chứng rối loạn lo âu phân ly thường gặp ở nhiều trẻ em đang trong các cột mốc phát triển quan trọng nhưng phải trải qua sự phân ly, chia cách từ gia đình, bố mẹ.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là chỉ những người luôn bị ám ảnh với một sự vật hay một sự việc nhất định như: sợ máu, sợ bẩn,… một cách quá độ.
Rối loạn lo âu lan tỏa : Chứng rối loạn lo âu lan tỏa (hay còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể), sẽ khiến người bệnh trở nên lo lắng với hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống. Bất kỳ tác động nào đó xuất hiện cũng làm gia tăng sự căng thẳng, sợ hãi và kèm theo đó là triệu chứng suy nhược cơ thể, mất ngủ,…
Rối loạn lo âu hoảng loạn: Chứng rối loạn lo âu hoảng loạn sẽ khiến người bệnh luôn sống trong tình trạng sợ hãi, hoảng loạn kinh hoàng. Những cảm xúc này có lúc thì âm ỉ nhưng đôi khi lại kéo đến một cách dữ dội, bất chợt mà không cần bất cứ tác động ngoại lực nào. Người mắc phải hội chứng này sẽ tự cô lập bản thân; không muốn tiếp xúc với mọi thứ xung quanh nhằm mục đích bảo vệ bản thân.
Rối loạn lo âu lan tỏa : Chứng rối loạn lo âu lan tỏa (hay còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể), sẽ khiến người bệnh trở nên lo lắng với hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống. Bất kỳ tác động nào đó xuất hiện cũng làm gia tăng sự căng thẳng, sợ hãi và kèm theo đó là triệu chứng suy nhược cơ thể, mất ngủ,…
Rối loạn lo âu xã hội: Có biểu hiện như: sợ đám đông, sợ người lạ; luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi phải tiếp xúc với những người xa lạ hay những nơi đông người. Những người mắc hội chứng này sẽ luôn tìm mọi cách để tránh né dù là đến các sự kiện vui vẻ. thoải mái.
IV. Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Rất nhiều người cho rằng lo âu là tình trạng lo lắng bình thường thôi, bởi vì đó là cảm xúc, “lo âu” sao có thể nguy hiểm được. Trên thực tế việc lo âu kéo dài dẫn đến trầm cảm và đã có rất nhiều trường hợp tự tử để giải thoát. Sau đây là những tác hại mà chứng bệnh rối loạn lo âu gây ra cho con người:
V. Điều trị lo âu như thế nào?
Điều trị lo âu an toàn và hiệu quả nhất hiện nay là phương pháp liệu pháp hành vi được các chuyên gia đầu nghành đánh giá rất cao về các phương pháp này. Với phương pháp trị liệu này sẽ đi vào trong tâm trí người bệnh, tìm ra nguyên nhân sâu xa. Bởi một khi tìm được nguyên nhân gốc rễ các vấn đề thì mới giúp được người bệnh cân bằng lại cảm xúc và tránh tái phát lại sau này.
Chuyên gia sẽ giúp người mắc chứng lo âu điều hòa lại cảm xúc của chính mình, truy tìm nguyên nhân gốc và chiến thắng nó chứ không phải dùng thuốc. Chữa lành các các tổn thương tâm lý trong quá khứ đang ảnh hưởng đến vấn đề lo âu và sợ hãi hiện tại. Thấu hiểu và biết quan sát bản thân, tự tin trong cuộc sống và yêu bản thân hơn. Có những kỹ năng để đối mặt ứng phó giải quyết xung đột với các tình huống gây lo âu, sợ hãi hiện tại. Học được các kỹ năng ứng phó trong cuộc sống và học cách mạnh mẽ toàn vẹn và an toàn trong tương lai. Giúp kết nối với người thân, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người xung quanh. Thay đổi những tư duy, niềm tin không phù hợp, không tích cực thành tư duy, niềm tin tích cực.
[catlist pagination=yes numberposts=10]