Menu Đóng

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì?

Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng rối loạn ít hay gặp nhất. Đây là một hội chứng đặc trưng bởi sự nhạy cảm quá mức về các mối quan hệ, cảm xúc không ổn định hay mơ hồ về lý tưởng, mục tiêu sống của chính bản thân.

Dấu hiệu nhận biết

Việc nhận ra những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách ranh giới có thể khó khăn, vì chúng tương tự như các rối loạn tâm thần khác, bao gồm:

  • Tâm trạng xấu, dễ phát cáu và có vấn đề trong kiểm soát sự tức giận.
  • Có những suy nghĩ hoặc hành động gây hại bản thân hoặc tự tử.
  • Thay đổi tâm trạng nhanh kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, từ vui vẻ đến đau buồn cực độ.
  • Đã từng có các mối quan hệ khó khăn, không bền vững với gia đình, bạn bè hoặc những người thân yêu.
  • Sống xa rời thực tế, có những suy nghĩ hoang tưởng liên quan đến căng thẳng hoặc triệu chứng cô lập nghiêm trọng.
  • Có một số hành động mạo hiểm hay phá hoại như lãng phí tiền bạc, quan hệ tình dục không an toàn hoặc lạm dụng chất kích thích.
  • Sợ hãi việc bị bỏ rơi cho dù đó là sự thật hay không, thường có những phản ứng cực đoan như hoảng loạn, giận dữ hoặc phản ứng điên cuồng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh rối loạn này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta tin rằng các yếu tố di truyền và tác động của môi trường là nguyên nhân chính của bệnh. Các nhà khoa học đồng ý rằng rối loạn nhân cách ranh giới có thể được di truyền hoặc liên kết chặt chẽ với các rối loạn sức khỏe tâm thần khác giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra các bất thường trong cấu trúc và chức năng não có khả năng ảnh hưởng đến rối loạn này.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng cơ chế sinh bệnh liên quan đến sang chấn tâm lý trong quá khứ và tổn thương thực thể ở não bộ.

Sang chấn tâm lý:

Hầu hết những bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới đều có tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu, ví dụ như từng bị bỏ rơi, lạm dụng thể chất, tình dục, mất người thân từ sớm, bị ngược đãi hoặc được gia đình bao bọc quá mức,… Tất cả những sự kiện này đều dẫn đến việc bệnh nhân luôn lo sợ cảm giác bị bỏ rơi và rất nhạy cảm trong các mối quan hệ.

Ngoài rối loạn nhân cách ranh giới, chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu cũng góp phần gây ra các chứng rối loạn nhân cách khác, điển hình như bệnh đa nhân cách và rối loạn stress sau sang trấn tâm lý. Qua các số liệu thống kê cho thấy, đa phần bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ranh giới đều có tiền sử PTSD. Điều này cho thấy rõ vai trò của sang chấn tâm lý trong cơ chế bệnh sinh.

Sự bất thường trong cấu trúc não bộ

Qua quan sát não bộ và nghiên cứu hình ảnh não bộ các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, các cơ quan chịu trách nhiệm phản ứng với stress và điều chỉnh cảm xúc bên trong não bộ như hạch hạnh nhân và hồi hải mã, vùng vỏ não trước trán,… có hiện tượng giảm hoạt động so với các vùng não khác. Ở những người mắc chứng bệnh này cũng gặp tình trạng mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh.

Yếu tố khách quan khác

Ngoài các nguyên nhân ở trên, rối loạn nhân cách ranh giới còn có liên quan đến một số yếu tố như:

  • Trẻ sinh sống với người mắc rối loạn nhân cách ranh giới, sau đó học tập theo suy nghĩ, cách hành xử và biểu lộ cảm xúc. Về lâu dài, nhân cách của trẻ trở nên méo mó và biểu lộ sự bất thường rõ rệt trong giai đoạn trưởng thành.
  • Sự thay đổi của hormone estrogen cũng góp phần gây rối loạn nhân cách ranh giới. Ở những người có sẵn bệnh lý này, sự rối loạn nội tiết tố có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng.

Đối tượng có nguy cơ bị rối loạn

Bệnh thường bắt đầu ở thời thiếu niên hoặc đầu độ tuổi trưởng thành, đó là những khoảng thời gian mọi người có nhiều tương tác hơn với xã hội và có những chuyển biến lớn trong cuộc sống. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong suốt thời thơ ấu, những triệu chứng sớm của bệnh có thể xảy ra ở trẻ em trong gia đình không hạnh phúc hoặc trong môi trường lạm dụng, bạo lực.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng và tiền sử y khoa của cá nhân và gia đình bạn, bao gồm bất kỳ tiền sử hoặc triệu chứng nào của bện tâm thần. Rối loạn nhân cách ranh giới thường có khả năng được chẩn đoán thấp. Vì vậy, bác sĩ sẽ chẩn đoán chủ yếu thông qua phỏng vấn và thảo luận về tiền sử và các triệu chứng.

Trong thực tế, rất khó để phân biệt rối loạn nhân cách ranh giới với bệnh tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm hay rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể đi kèm với các bệnh khác như tăng huyết áp, đau lưng mãn tính, viêm khớp. Đôi khi, béo phì là tác dụng phụ của các thuốc trị rối loạn nhân cách ranh giới và các rối loạn tâm thần liên quan khác.

Cách điều trị chứng bệnh này

Rối loạn nhân cách ranh giới có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Tâm lý trị liệu có thể làm giảm một số triệu chứng và tác động tiêu cực của bệnh. Những liệu pháp điều trị rối loạn nhân cách ranh giới bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi biện chứng: Tập trung đến tình huống hiện tại. Sau đó điều chỉnh cảm xúc, hành vi và sự cân bằng trong các mối quan hệ xã hội
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Hỗ trợ làm giảm sự thay đổi quá mức của tâm trạng. Từ đó giúp người bệnh xác định giá trị của họ và điều chỉnh các vấn đề khi họ tương tác với những người khác
  • Liệu pháp tập trung giản đồ: Tập trung vào cách mọi người nhìn nhận chính mình. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến cách họ phản ứng với môi trường và đối mặt với căng thẳng.
Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển

Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat