Menu Đóng

RLPTK ở trẻ và mức độ nghiêm trọng

Ngày nay, số trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ngày càng gia tăng. Thông thường, hình thức bên ngoài không khác gì những trẻ khác, nhưng khả năng giao tiếp, tương tác, cư sử không được tốt. Dẫn đến khả năng học tập, tư duy, giải quyết vấn đề gặp nhiều khó khăn.

1. Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ hay còn gọi là tự kỷ kiểu rối loạn đặc trưng thiếu hụt với khả năng và kỹ năng xã hội, khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Ngoài các biểu hiện nêu trên, trẻ tự kỷ còn có thể có những biểu hiện lâm sàng khác như co giật, động kinh, rối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, tăng động giảm chú ý có vấn đề về hệ tiêu hóa, thường xuyên lo lắng, bồn chồn…v

2. Một số biểu hiện của trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ

Trẻ mắc chứng bệnh này, hay gặp những khó khăn trong việc giao tiếp xã hội. Không muốn hoặc ngại thay đổi những hoạt động hàng ngày của mình, và luôn có sự khác biệt và điều này kéo theo đến hết cuộc đời của trẻ. Sau đây là một số biểu hiện của trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Không chỉ vào đồ vật mà mình yêu thích.
  • Không nhìn vào đồ vật khi người khác chỉ vào.
  • Gặp khó khăn trong việc giao tiếp và không quan tâm đến người xung quanh.
  • Tránh giao tiếp bằng mắt và muốn ở một mình.
  • Gặp khó khăn trong việc biểu hiện cảm xúc với người khác và cảm xúc của chính mình.
  • Không muốn bồng bế, ôm ấp.
  • Tỏ ra không nhận thức khi mọi người nói chuyện với mình, nhưng lại có hứng thú với âm thanh khác.
  • Rất quan tâm đến mọi người, nhưng không biết cách nói chuyện, chơi hoặc liên kết với họ.
  • Không chơi những trò “giả vờ”.
  • Có những phản ứng bất thường với mùi, vị, hình thức, cảm giác hoặc âm thanh.

3. Mức độ của trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ

  • Mức độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất trong 3 mức độ tự kỷ, trẻ vẫn có các triệu chứng phổ biến chung, tuy nhiên triệu chứng này sẽ nhẹ hơn và dễ điều chỉnh hơn. Thường trẻ ở mức này sẽ khó kết giao với bạn bè mới. Ít cần hỗ trợ hơn nhưng vẫn làm tốt các chức năng hàng ngày của mình. Chẳng hạn: trẻ có thể có vấn đề khó khăn khi giao tiếp nhưng dễ khắc phục hơn, trẻ vẫn tham gia được các cuộc giao tiếp ngắn với những người quen thuộc, chỉ là không thoải mái, hơi gượng ép. Đối với trẻ này sẽ dùng những liệu pháp hỗ trợ hành vi.

Mức độ 2: Ở mức độ này, trẻ tự kỷ cần giúp đỡ nhiều hơn cấp độ 1. Bới trẻ gặp nhiều khó khăn hơn về kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội cũng kém hơn, dẫn đến chất lượng sống và hoàn thành công việc thường ngày kém hiệu quả hơn. Trẻ cũng sẽ cảm thấy không thoải mái trước các thay đổi môi trường sống. Trẻ này sẽ cần liệu pháp hỗ trợ hành vi, liệu pháp cảm giác, liệu pháp nghề nghiệp, … Các liệu pháp này hỗ trợ trẻ hoàn thành công việc hàng ngày, các kỹ năng sống và làm việc khác nhau.

Mức độ 3: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất. Các triệu chứng vì thế cũng nặng hơn. Phụ thuộc nhiều vào người chăm sóc hơn các mức độ còn lại. Một số triệu chứng: suy giảm khả năng giao tiếp nghiêm trọng, nhiều hành vi lặp lại hơn, căng thẳng và kích động ở mức độ cao. Xu hướng trẻ khi mắc tự kỷ ở mức 3 là thu mình, sợ hãi thế giới xung quanh, không thể thích ứng, không giao tiếp được,…

Trẻ ở mức 3 này cần được điều trị chuyên sâu, và cần đến nhiều liệu pháp hơn, cần nhiều thời gian để phục hồi chức năng hơn. Như: trị liệu với thuốc, tất cả các liệu pháp trị liệu khác. Đồng thời, trẻ cũng rất cần một người chăm sóc luôn ở bên cạnh dù ở nhà hay ở trường vì trẻ không tự mình làm được mọi việc.

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat