Stress nhiều sẽ kích hoạt hội chứng ruột kích thích
Stress, căng thẳng có thể gây ra hoặc làm tăng triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS). IBS là một rối loạn về tiêu hóa mà người bệnh thường trải qua các triệu chứng như đau bên hông dưới, thay đổi thường xuyên trong tình trạng ruột, táo bón hoặc tiêu chảy, và đôi khi có triệu chứng khác như sưng bụng, đầy hơi, và buồn nôn.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới là hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS). Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh IBS là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Các rối loạn chức năng ruột này thường tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy bất cứ tổn thương nào về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột.
Hiện nay, nhờ các thăm dò hiện đại về hình thái và chức năng của ruột trên thực nghiệm và lâm sàng đã dần làm sáng tỏ cơ chế điều chỉnh ống tiêu hóa chủ yếu là sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột (trục não-ruột) – hệ thống mạng lưới thần kinh này hoạt động cùng với nhau để thực hiện nhịp nhàng chức năng bình thường của ruột.
Lý giải vì sao hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh IBS là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Các rối loạn chức năng ruột này thường tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy bất cứ tổn thương nào về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột.
Hiện nay, nhờ các thăm dò hiện đại về hình thái và chức năng của ruột trên thực nghiệm và lâm sàng đã dần làm sáng tỏ cơ chế điều chỉnh ống tiêu hóa chủ yếu là sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột (trục não-ruột) – hệ thống mạng lưới thần kinh này hoạt động cùng với nhau để thực hiện nhịp nhàng chức năng bình thường của ruột.