Trẻ nghe hiểu nhưng chậm nói có đáng lo ngại không?
Chậm nói hiện đang là vấn đề xuất hiện phổ biến ở trẻ em khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng và hoang mang. Chậm nói gây nên rất nhiều sự cản trở đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày, khả năng học tập và có thể là dấu hiệu cảnh báo về một chứng bệnh nguy hiểm nào đó.
Trong thực tế chậm nói được chia thành 2 dạng cơ bản đó chính là trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ chậm nói tự kỷ. Đối với những tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần thì việc cải thiện sẽ dễ dàng hơn, theo thời gian trẻ vẫn có khả năng phát triển ngôn ngữ như bạn bè đồng trang lứa.
Tuy nhiên đối với trẻ chậm nói tự kỷ, bại não hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác thì cần phải có thời gian điều trị lâu dài. Đôi khi việc can thiệp chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện chứ không thể khắc phục được hoàn toàn sự hạn chế, yếu kém ngôn ngữ, lời nói của trẻ nhỏ.
Đối với các trường hợp trẻ nghe hiểu nhưng chậm nói thực tế không phải là tình trạng quá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Theo như chia sẻ của các chuyên gia thì mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ riêng biệt. Có những trẻ biết nói và giao tiếp bằng lời nói từ rất sớm nhưng cũng có không ít các trường hợp trẻ chậm nói, khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Nhưng đối với những trường hợp trẻ chậm nói thông thường thì trẻ chỉ đơn thuần chậm về khả năng sử dụng lời nói và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các khía cạnh khác. Do đó, các bậc phụ huynh có thể thấy rằng trẻ vẫn có thể nghe hiểu và thực hiện theo những yêu cầu, hướng dẫn của những người xung quanh, các mặt thể chất, trí tuệ, tư duy của trẻ vẫn phát triển ổn định.
Đối với những tình trạng trẻ chậm nói nhưng vẫn có thể nghe hiểu ngôn ngữ thì các bậc phụ huynh cũng không cần phải quá lo lắng và sợ hãi. Nhiều khả năng trẻ có tốc độ phát triển ngôn ngữ hơn so với mốc quy định chung nhưng theo thời gian trẻ vẫn có thể nói và sử dụng ngôn ngữ tốt như các bạn đồng trang lứa.
Tuy nhiên, nếu còn cảm thấy lo ngại về tình trạng của trẻ, ba mẹ cũng có thể cân nhắc cho trẻ đến thăm khám và chẩn đoán tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi uy tín và chất lượng. Các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá và thực hiện các xét nghiệm, bài test cần thiết để loại trừ được các nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ và đề ra phương pháp kích thích ngôn ngữ để trẻ có thể phát triển khả năng giao tiếp hiệu quả hơn.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng trẻ chậm nói nhưng vẫn nghe hiểu được ngôn ngữ có thể xuất phát do các nguyên nhân sau đây:
- Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh của trẻ từ nhỏ, đặc biệt là việc trẻ được tiếp xúc quá thường xuyên với các thiết bị công nghệ như điện thoại, iPad, máy tính, tivi,…Hiện nay, có rất nhiều phụ huynh do bận rộn nên phó mặc cho con trẻ dán mặt vào màn hình điện thoại khiến cho trẻ giảm dần nhu cầu được tương tác, trò chuyện trực tiếp và dẫn đến việc trẻ chậm nói.
- Sự thiếu vắng tình yêu thương, quan tâm của ba mẹ cũng có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ chậm nói ở nhiều trẻ nhỏ. Nếu trẻ không được thường xuyên trò chuyện, chia sẻ và tâm sự với những người thân bên cạnh thì trẻ sẽ dần thu mình, ngại tiếp xúc và khó có thể phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.
- Ngược lại, sự nuông chiều quá mức của ba mẹ cũng có thể dẫn đến việc trẻ nghe hiểu nhưng chậm nói. Nếu ngay từ bé trẻ đã được đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn khi trẻ hoàn toàn không dùng lời nói thì điều này sẽ khiến trẻ mặc định về việc bản thân không cần phải nói và trở nên lười nói.
- Những biến cố, tổn thương tâm lý xảy ra khi còn bé có thể làm cho trẻ nhỏ thu mình, không muốn giao tiếp và dùng ngôn ngữ để tương tác với bất kỳ ai. Mặc dù trẻ vẫn có thể nghe hiểu được những điều người khác nói nhưng bản thân trẻ không biết cách diễn tả những điều bản thân mong muốn bằng lời nói cụ thể.
- Trẻ hở hàm ếch, dính thắng lưỡi, dây hãm ngắn hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến bộ phận phát âm cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra lời nói.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chậm nói của trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn phương pháp can thiệp và hỗ trợ kích thích ngôn ngữ hiệu quả. Việc cải thiện cho trẻ cần phải có sự kiên trì và áp dụng trong thời gian nhất định mới có thể giúp trẻ dần rèn luyện, hình thành và phát triển khả năng giao tiếp bằng lời nói tốt hơn. Cha mẹ đăng ký khám cho con đăng ký fom dưới đây: