Menu Đóng

Vì sao phụ nữ hay giảm trí nhớ sau sinh?

Có không ít phụ nữ sau sinh gặp rắc rối về chứng hay quên, đãng trí của mình. Nhiều chị em phàn nàn rằng sau sinh không bao lâu đã rất hay gặp tình trạng làm trước quên sau. Ví dụ không nhớ nổi chìa khóa nhà, khóa xe để đâu; không nhớ được số nhà, tên đường, ra chợ không biết mình muốn mua gì? bế con trên tay mà vẫn loay hoay hỏi con đâu; nhất là đang nấu ăn bỏ quên làm việc khác gây ra những tình huống dở khóc dở cười…Đó chính là chứng suy giảm trí nhớ xảy ra sau khi chị em sinh nở.

Dấu hiệu giảm trí nhớ sau sinh

Giảm trí nhớ sau sinh, thường được biết đến là “quên trí” hoặc “brain fog,” là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai và sau khi sinh đều trải qua. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của giảm trí nhớ sau sinh:

  1. Quên thông tin cơ bản: Có thể là quên những chi tiết nhỏ hàng ngày, như đặt chìa khóa ở đâu, tên người quen, hay một cuộc hẹn.
  2. Khó tập trung: Cảm giác mất tập trung và khó duy trì sự tập trung trên một công việc cụ thể. Cảm giác mơ mộng hoặc không thể tập trung là một dấu hiệu phổ biến.
  3. Chậm trong việc đưa ra quyết định: Quyết định có thể trở nên khó khăn hơn, và quá trình suy nghĩ có thể trở nên chậm hơn so với trước khi mang thai.
  4. Mất hứng thú: Giảm trí nhớ có thể làm giảm hứng thú và động lực, khiến cho việc hoàn thành các nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn.
  5. Thay đổi tâm lý: Cảm xúc như lo lắng, căng thẳng, hay trạng thái tâm lý không ổn định có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung.
  6. Mất ngủ và mệt mỏi: Những vấn đề về giấc ngủ sau sinh có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự tập trung và trí nhớ.
  7. Thay đổi hormone: Sự thay đổi lớn về hormone sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến cấu trúc não và hệ thống hormone liên quan đến trí nhớ và tâm lý.
  8. Chất lượng giấc ngủ giảm: Ngủ không đủ giấc và ngủ không sâu làm giảm khả năng tập trung và có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
  9. Thiếu thức ăn và dưỡng chất: Thiếu hụt dưỡng chất và không duy trì một chế độ ăn uống cân đối có thể ảnh hưởng đến hoạt động não và trí nhớ.

Nguyên nhân giảm trí nhớ sau sinh

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có một loạt các thay đổi về thể chất như ốm nghén, kiệt sức, ngực phát triển nhanh, khớp lỏng lẻo, phù nề bàn tay, bàn chân, thay đổi tóc, da, khô mắt,… Đặc biệt, dấu hiệu suy giảm trí nhớ sau sinh là triệu chứng thường gặp. Hội chứng này biểu hiện qua những dấu hiệu như: làm trước quên sau khó tập trung và ghi nhớ, hay mất đồ, để quên đồ.

Một nghiên cứu của TS Elseline Hoekzema – Nhà thần kinh học tại Đại học Leiden (Hà Lan) chứng minh dấu hiệu suy giảm não bộ ở phụ nữ sau sinh. Cụ thể, nghiên cứu này đã phân tích bản quét hình ảnh não của 25 phụ nữ cả lúc trước khi họ mang thai và hai tháng sau khi em bé ra đời.

Kết quả cho thấy, não của các bà mẹ sau khi sinh con đã bị mất đi một số chất xám hay còn gọi là các tế bào trong não giúp xử lý thông tin. Đặc biệt, mất chất xám trong não của phụ nữ mới sinh con sẽ kéo dài đến hai năm sau khi sinh. Lý giải về hiện tượng này, bà Elseline Hoekzema cho biết, nguyên nhân trực tiếp khiến não của các bà mẹ mất đi một số chất xám là do sự xuất hiện của các hormone thai kỳ gồm estrogen và progesterone hoặc do hormone bị giảm mạnh sau khi sinh. Chính sự thay đổi này sẽ khiến nhận thức của các bà mẹ về các hoạt động dần “lu mờ” vì họ chỉ đặt con cái làm mối quan tâm hàng đầu.

Tiến sĩ Hoekzema nhận định, mang thai và làm mẹ có thể được xem là một loại giai đoạn thứ hai trong quá trình trưởng thành của bộ não. Khi đó, người mẹ sẽ trở nên gần gũi hơn với con, nhạy cảm hơn với nhu cầu của bé. Sự thay đổi này có thể kéo dài ít nhất hai năm sau khi sinh là để giúp các bà mẹ chăm sóc con tốt hơn trong thời gian này. Do đó, việc mất đi chất xám nghe có vẻ khủng khiếp nhưng nó lại cần thiết cho sự phát triển bình thường về nhận thức và tình cảm.

Phụ nữ giảm trí nhớ sau sinh có chữa khỏi?

 Sự mất cân bằng hormone Estrogen là một nguyên nhân chính dẫn đến chứng đãng trí sau sinh. Khi mang thai, hormone này tăng dần trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, sau đó giảm dần ở giai đoạn cuối thai kỳ. Thường hormone này phải mất 3 tháng sau hậu sản mới trở về cân bằng. Khi đó chứng hay quên của phụ nữ sẽ được cải thiện và trở về bình thường. Vì vậy giảm sút trí nhớ sau sinh chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi.

Tuy nhiên, căn bệnh này thường mang tính chất cá thể, tùy từng trường hợp cụ thể mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Nếu ảnh hưởng nhẹ thì chỉ vài tháng sau sinh là bà mẹ đã cải thiện trí nhớ, nặng hơn là kéo dài nhiều năm thậm chí gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày.

Cách khắc phục tình trạng giảm trí nhớ sau sinh

Giảm trí nhớ sau sinh có thể ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên lưu ý các hoạt động sau:

Ngủ đủ giấc: giấc ngủ là mấu chốt của việc tăng cường trí nhớ. Do đó, các bà mẹ nên sớm hình thành thói quen ngủ cho bé hoặc phân bổ thời gian hợp lý để bản thân có thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Trong giai đoạn mang thai, các bà mẹ cũng nên chọn tư thế ngủ thoải mái, nên ngủ nghiêng về bên trái để ngủ ngon và sâu hơn.

Luyện tập để tăng cường trí nhớ: khi chú tâm tập trung liên tục, não bộ sẽ hình thành thói quen, trí nhớ sẽ quay trở lại. Chị em luyện tập theo các quy trình là bắt đầu bằng việc quan sát, sau đó liên kết, học thầm và nhớ lại.

Tránh tạo áp lực: căng thẳng là những biểu hiện tâm lý của hệ thần kinh khi não bộ rơi vào tình trạng quá tải. Về lâu dài, tình trạng ức chế này sẽ trực tiếp gây ra những xung đột trong hoạt động của não bộ, đặc biệt là trong hoạt động ghi nhớ, khiến mẹ trở nên suy giảm trí nhớ.

Ăn uống hợp lý: trong thai kì các bà mẹ nên uống viên sắt để bổ máu, chống thiếu máu. Hàng ngày nên chọn ăn một số thực phẩm tốt cho não bộ, giàu B6 và acid folic như ngũ cốc, bột yến mạch, súp lơ xanh, dâu tây, táo, hạnh nhân, trứng cá hồi, uống nhiều chế phẩm từ đậu nành…

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat