Menu Đóng

Có nên sử dụng thuốc khi điều trị ADHD?

Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu hay kết luận chính xác về tác dụng phụ của thuốc trong điều trị chứng Tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ. Tuy nhiên, trước các lợi ích và rủi ro thấy rõ từ việc dùng thuốc, cha mẹ nên cân nhắc quyết định nên hay không nên, hoặc có thể sử dụng kết hợp để có thể đạt được kết quả mong muốn, giảm thiểu được rủi ro sử dụng thuốc.

Hiện nay, các phương pháp mang lại hiệu quả cho hơn 80% trẻ em mắc chứng ADHD – tăng động giảm chú ý đó là sử dụng thuốc. Đây cũng là phương pháp được ưu tiên sử dụng nhất. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng việc dùng thuốc thường xuyên trong khi con còn nhỏ tuổi liệu có thể lại các tác dụng phụ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển sau này của đứa trẻ hay không?

Phương pháp giúp con điều chỉnh hành vi

Tạo ra các mục tiêu công việc nhỏ hơn tại nhà có thể giúp ích rất nhiều cho đứa trẻ trong việc điều chỉnh hành vi, chẳng hạn: con cần ngồi yên 10 trong bàn ăn, học bài tập trung tối thiểu 20 phút,…vv – hãy linh hoạt chuyển các hoạt động hàng ngày thành nhiệm vụ để trẻ dễ hoàn thành (ăn, tắm, ngủ,…). Các mục tiêu cần phù hợp với tình trạng và khả năng của trẻ và tăng mức độ dần lên. Hình thức thưởng/phạt kèm theo để khuyến khích trẻ làm tốt hơn cũng nên được áp dụng. Chẳng hạn, khi con hoàn tất việc học bài ngoan ngoãn trong 20 phút – con sẽ được thưởng món bánh mà con yêu thích, hoặc sẽ bị phạt làm một công việc cần tập trung, tỉ mỉ nếu không hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hãy quan tâm đến giấc ngủ của trẻ

Đối với các trường hợp trẻ bị tăng động giảm chú ý kèm theo chứng mất ngủ, cha mẹ cần lưu ý về chế độ nghỉ ngơi của trẻ nhiều hơn. Tình trạng của trẻ có thể được cải thiện đáng kể nếu chất lượng giác ngủ được nâng cao. Lưu ý để có giác ngủ tốt hơn đó là:

  • Ngủ đúng giờ và đều đặn suốt tuần
  • Không gian ngủ đảm bảo đủ độ tối, thoáng mát
  • Hạn chế các tác động trước giờ ngủ như TV, Smartphone, laptop, …
  • Chế độ thể dụng thế thao

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc

Âm nhạc có sự cấu trúc, nhịp điệu mang lại sự thư giãn, bình tĩnh và thu hút sự tập trung lắng nghe của đứa trẻ. Khuyến khích con nghe nhạc hoặc cao hơn nữa là chơi nhạc cụ là phương pháp rất hiệu quả để con bạn học cách điều chỉnh hành vi, tập trung và điều chỉnh cảm xúc. Lợi ích của việc chơi nhạc cụ là não bộ được kích thích giải phóng các chất gia tăng sự tập trung làm cho đứa trẻ bình tĩnh hơn, tác động đáng kể đến tình trạng thiếu tập trung và tăng động của đứa trẻ.

Hãy quan tâm đến chế độ ăn của trẻ

Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có hàm lượng omega-3 thấp hơn trong máu. Do đó mà các chuyên gia khuyến cáo xây dựng chế độ ăn giàu omega-3 như một liệu pháp chữa trị tự nhiên dành cho trẻ tăng động giảm chú ý. Các thực phẩm giàu omega-3 được khuyên dùng đó là các hồi, hạt óc chó, đậu nành, rau xanh,…vv. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo cần phải đảm bảo chế độ ăn cân bằng cho trẻ với các nhóm thực phẩm cá, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau của, đồng thời giảm lượng béo và đường sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển thể chất tốt hơn.

Có nên sử dụng thuốc trong quá trình điều trị ADHD ?

Chuyên gia cho rằng liệu pháp hành vi là rất hiệu quả trong việc giúp những đứa trẻ khó khăn về chú ý và kém tâp trung, hoặc tăng động. Hầu hết các trường hợp thành công trong điều trị là nhờ kết hợp cả thuốc lẫn điều chỉnh hành vi.

Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu hay kết luận chính xác về tác dụng phụ của thuốc trong điều trị chứng Tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ. Tuy nhiên, trước các lợi ích và rủi ro thấy rõ từ việc dùng thuốc, cha mẹ nên cân nhắc quyết định nên hay không nên, hoặc có thể sử dụng kết hợp để có thể đạt được kết quả mong muốn, giảm thiểu được rủi ro sử dụng thuốc.

Nhưng trên hết, lời khuyên từ các chuyên gia đó là cha mẹ nên thử qua các phương pháp khác nhau trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc. Các phương pháp trị liệu tự nhiên này cũng mang lại lợi ích không thua kém thuốc điều trị và hơn hết là hạn chế tối đa các rủi ro tác dụng phụ và phụ huynh lo lắng.

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat