Menu Đóng

Điều những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ mong cả thế giới biết về mình

Hãy coi những đứa trẻ tự kỷ như một điều khiếm khuyết mà bất kỳ ai cũng có. Những đứa trẻ tự kỷ rất rất cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh và xã hội.

Âm thanh của những giọt nước rơi xuống bồn rửa từ chiếc vòi ai đó không cẩn thận chưa khóa hết, tiếng chó sủa từ một căn nhà cách mấy con phố theo gió vẳng lại hay tiếng còi vội vã của chiếc xe cứu thương hối hả trên đường, với người bình thường như chúng ta thì đó không phải là mối bận tâm nhưng với những đứa trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ, các âm thanh đó lại khiến não bộ của chúng phải bận rộn.

Có những điều mà chúng ta chẳng hề để bộ não phải nghĩ đến lần thứ 2 chẳng hạn như những ánh sáng đèn điện, những tờ giấy dán tường nhiều màu sắc, tuy nhiên với những trẻ mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác thì những thứ tưởng chừng vô nghĩa này lại xuất hiện liên tục trong đầu và khiến bộ não của chúng luôn bận rộn.

Tiếng ồn với người bình thường là nhỏ nhưng lại có cường độ lớn và thậm chí bị méo mó đối với cơ quan tiếp nhận âm thanh của trẻ rối loạn tự kỷ, hay đơn giản như những mùi vị rất nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng mạnh và nồng nặc trong khứu giác của chúng. Đó thực sự là những cảm giác vô cùng khó chịu mà ngoài những người mắc phải, hầu như không ai có thể cảm nhận được.

Chúng ước rằng, những điều này mong cả thế giới biết về mình đã và đang cảm thấy như thế nào:

1. Con là một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ

Chứng tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển, nó không quyết định toàn bộ nhân cách của tôi. Bạn không thể đánh giá con người tôi thông qua nó. Giống như bạn, cho dù bạn bị béo phì hay bị cận thị thì mọi người vẫn không đánh giá bạn qua những điều khiếm khuyết ấy.

2. Nhận thức của con bị rối loạn

Điều này có nghĩa là những cảnh vật, âm thanh, mùi vị và sự đụng chạm như bắt tay, ôm, hôn mà bạn cảm thấy rất bình thường thì đối với con nó lại rất đau đớn và con cảm thấy khó chịu với nó. Con sẵn sàng thu mình hoặc “xù lông” lên bảo vệ bản thân bởi vì con cảm thấy môi trường và mọi người xung quanh không thân thiện. Con có thể nghe được tiếng của hàng chục người đang nói chuyện cùng một lúc, tiếng nhạc, tiếng ho,…và ngửi được rất nhiều mùi,…Tất cả đều chui hết vào tai, vào mũi khiến bộ não của con không thể lọc được âm thanh và dẫn đến bị quá tải bởi thính giác và khứu giác của con rất nhạy, điều này khiến con cảm thấy hoãn loạn trong tâm trí, những thứ mùi đó làm con thấy buồn nôn. Những thứ ánh sáng cũng là thứ khiến con khó chịu, nó làm con đau mắt, bóp méo hết những gì con nhìn thấy khiến con không thể tập trung, không biết là mình đang ở đâu.

3. Hãy đến gần con và nói chuyện

Cách giao tiếp bằng ngôn ngữ là điều rất khó khăn đối với con. Thay vào đó, bạn hãy đến gần con, thu hút sự chú ý của con và nói bằng những câu từ đơn giản, ngắn gọn.

4. Con luôn hiểu ngôn ngữ theo nghĩa đen

Hãy nói chuyện với con bằng các câu đơn giản và đi thẳng vào vấn đề cần nói.

5. Hãy kiên nhẫn lắng nghe con nói

Tôi khó mà cho bạn biết tôi muốn gì khi tôi không biết chữ để mô tả cảm xúc của mình. Tôi có thể đói bụng, bực bội, sợ hãi hoặc hoang mang nhưng ngay lúc này những chữ ấy nằm ngoài khả năng của Tôi. Xin hãy để ý tới ngôn ngữ điệu bộ, sự thu mình không muốn giao tiếp, chộn rộn hay những dấu hiệu khác cho thấy có gì đó không ổn ở tôi để hiểu tôi hơn.

Con có thể đói, thất vọng, hay sợ hãi nhưng ngay cả những từ đơn giản đó cũng vượt quá khả năng diễn đạt của con, vì thế những cử chỉ phi ngôn ngữ như kích động, bồn chồn, lơ đãng của bạn sẽ chỉ làm con bối rối thêm.

6. Kiên nhẫn chỉ dạy con

Hãy chỉ cho con cách làm như thế nào và bạn cũng nên kiên nhẫn để chỉ dạy cho tôi nhiều lần. Những điều lặp đi lặp lại đó giúp sẽ tôi ghi nhớ.

7. Tập trung khen ngợi vào những điểm mạnh của con

Con không thể học trong một môi trường mà con thường xuyên cảm thấy mình rất tệ bởi con chắc chắn sẽ bị chỉ trích nếu con thử làm điều gì đó. Thế nên, con mong rằng cho dù đó là những lời góp ý thì bạn vẫn nên tránh nói với con, hãy tìm kiếm thế mạnh của con để tìm nhiều cách để làm mọi việc.

8. Giúp con tạo các mối quan hệ xã hội

Tôi không muốn chơi với những trẻ khác trong sân chơi, nhưng thường khi đó chỉ là do tôi không biết cách mở lời gợi chuyện, hoặc bắt đầu cuộc chơi. Nếu bạn có thể khuyến khích những trẻ khác kêu tôi tới nhập bọn đá banh hoặc chơi bóng rổ, có thể là tôi rất mừng được chơi chung. Con sẽ không biết làm thế nào để mở đầu cuộc nói chuyện hoặc gia nhập vào một trò chơi nên con mong rằng bạn sẽ cùng giúp tôi tham gia cùng và con có thể rất vui mừng khi nhận được lời mời ấy.

9. Cố gắng xác định điều khiến con bùng nổ tâm lý

Nổi cơn, ăn vạ hoặc bất cứ thuật ngữ gì bạn dùng để gọi chúng khi chúng xuất hiện ở tôi cũng đều kinh khủng nhiều đối với tôi trước tiên hơn là với bạn. Chúng xẩy ra vì một hay nhiều giác quan của tôi bị kích động quá mức. Nếu bạn suy ra được tại sao tôi nổi cơn thì ta có thể phòng ngừa được chúng. Xin hãy giữ sổ ghi lại giờ, khung cảnh, người trong cuộc và sinh hoạt lúc ấy, bạn có thể nhìn ra được điểm chung gây nên những lần nổi cáu đó của tôi. Khi một hoặc nhiều giác quan bị quá tải hoặc tôi bị đẩy vượt quá giới hạn trong các mối quan hệ xã hội con cảm thấy hỗn loạn và không giữ được tâm lý.

10. Hãy yêu con vô điều kiện

Bản thân con không muốn mình bị mắc bệnh tự kỷ, do đó, con mong khi cùng nhau làm bất kỳ điều gì bạn cũng có thể: kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn. Nếu không có sự hỗ trợ của bạn, khả năng để con lớn lên trở thành người thành công và độc lập là rất ít nên mong bạn là người đứng về phía con, hãy hướng dẫn con, và yêu con vô điều kiện.

Xin đừng giữ ý nghĩ như “ giá như trẻ không thế này, giá như trẻ không thế kia…” và “Tại sao trẻ không thể …”. Bạn không thể thực hiện được hết mọi kỳ vọng của cha mẹ bạn, và bạn cũng không muốn phải nghe nói mãi tới nó. Tôi không chọn mình là đứa trẻ có chứng tự kỷ nhưng điều đó vẫn xẩy ra với tôi và xin nhớ là tật xẩy ra cho tôi, không phải cho bạn. Không có sự hỗ trợ của bạn thì cơ may trưởng thành, tự lập của tôi được thành công sẽ rất mong manh. Với sự hỗ trợ và chỉ dẫn của bạn, tôi sẽ làm được nhiều điều khả hữu hơn bạn tưởng. Tôi hứa với bạn, tôi sẽ không làm bạn thất vọng.

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat