Menu Đóng

Giải pháp điều trị tăng động giảm chú ý (ADHD) nào cho trẻ?

Mấy năm trở lại đây, trẻ em được chẩn đoán ADHD tăng cao, nhu cầu điều trị cho con vô cùng nhiều. Để điều trị cha mẹ cần tìm đến cơ sở uy tín để được tìm ra được nguyên nhân gốc khiến con gặp phải các vấn đề, tư vấn chiến lược can thiệp trị liệu, nhất quán phương pháp để con trị liệu đúng hướng. Dưới đây là một số giải pháp điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ cha mẹ tham khảo nhé!

Điều trị tăng động giảm chú ý (ADHD)

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) phải có các chiến lược điều trị tốt nhất là những chiến lược đa phương thức và sự kết hợp của một số phương pháp tiếp cận bổ xung khác nhau để làm giảm các triệu chứng.

Với một đứa trẻ có triệu chứng nhẹ thì cần sự dụng liệu pháp hành vi sự kết hợp với tập thể dục và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với đó là sự phối hợp của cha mẹ cùng chuyên gia hướng dẫn tương tác với con khi ở nhà thì mới có hiệu quả. Còn một số khác thì có những cách trị liệu cao hơn.

Việc điều trị ADHD cần có cách trị liệu đúng phù hợp và có kế hoạch  tổ chức và kiên trì từ gia đình và chuyên gia.

Cũng theo chuyên gia, thuốc không làm cho hội chứng này giảm đi mà còn làm chậm đi quá trình của con, vì ở thuốc có chứa an thần làm chậm lại, không hoạt động chân tay thì tư duy hoạt động của con cũng giảm.

Điều trị bằng liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi cho trẻ tăng động là phương pháp sử dụng lời nói, hành động, cử chỉ… tác động tới trẻ nhằm mục đích giúp trẻ điều chỉnh lại hành vi theo một hướng tích cực hơn. Giáo dục hành vi giống như việc thiết lập một trật tự cho trẻ bằng cách sắp xếp các thời gian biểu ở nhà một cách hợp lý, tạo thói quen tốt cho trẻ. Thách thức lớn nhất khi thực hiện liệu pháp này là việc duy trì mỗi ngày, đây cũng là sự lựa chọn thích hợp và tối ưu nhất.

Liệu pháp hành vi giúp nhiều trẻ em cải thiện thái độ và kết quả học tập ở trường. Đồng thời cha mẹ và giáo viên cũng phải sử dụng những liệu pháp hành vi cho con ở trường, cha mẹ cần phải trao đổi thật chi tiết với giáo viên chủ nhiệm của con về tình trạng tăng động, giảm chú ý của con cùng với những hành vi mà bạn đã rèn luyện trước cho con ở nhà.

Một số hành vi có thể rèn luyện ở trường bao gồm: nhắc nhở con trước khi phát biểu, đặt câu hỏi là phải giơ tay, viết ra những bài tập về nhà đã được giao trước khi tan học… Người giám sát trực tiếp sẽ là giáo viên dạy trẻ.

Lưu ý khi sử dụng các liệu pháp hành vi

1. Đừng la mắng, giận giữ khi trẻ quá nghịch ngợm, sẽ phản tác dụng:

Những lúc này, cách tốt nhất là nói chuyện với trẻ bằng giọng nói bình thường, êm dịu. Hãy chú ý đến những gì trẻ muốn chơi hoặc làm mà đáp ứng cho trẻ thay vì để ý việc sửa sai những hành động của trẻ mà bạn không muốn.

2. Đừng hoạt động liên tục, hãy cho trẻ nghỉ một lúc cho trẻ tĩnh tâm lại:

Hãy chọn một cái ghế hoặc một góc yên tĩnh nào đó và nhẹ nhàng bảo trẻ ngồi xuống, lưu ý đây không phải hình phạt. Khi thời gian “nghỉ một chút” đã qua, bạn trao đổi với trẻ xem có còn quậy phá khi quay lại chơi với các bạn không. Chắc chắn trẻ sẽ có sự thay đổi. Đôi khi, bản thân người giữ trẻ cũng cần “nghỉ một chút”. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi quá thì bạn nên dừng lại, hít thở thật sâu rồi suy nghĩ xem nên làm gì và không nên làm gì với đứa trẻ thuộc dạng này. Tuyệt đối không được la hét hay đánh đập trẻ.

Liệu pháp hành vi nhận thức

Áp dụng phương pháp này để tìm ra những suy nghĩ cực đoan, không chính xác đang tồn tại trong tâm trí trẻ, từ đó cân nhắc phản hồi tình hướng một cách hiệu quả hơn.

Cách tiếp cận này, thường được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý xác định các hành vi có vấn đề và phát triển các chiến lược để thay đổi chúng. Đây là một hình thức trị liệu tâm lý ngắn hạn, có định hướng mục tiêu nhằm mục đích thay đổi các kiểu suy nghĩ tiêu cực và thay đổi tính cách của trẻ để trẻ có một tương lai tươi sáng hơn.

Liệu pháp hành vi nhận thức không đơn thuần tập trung vào những điều đang diễn ra bên trong tâm trí mà còn tiếp cận chúng một cách khoa học và có hệ thống. Trong đó, mỗi buổi trị liệu đều đề ra mục tiêu cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và thiết lập mối quan hệ tương hỗ về mặt lợi ích.

Người bệnh có thể thoải mái chia sẻ những vướng mắc cá nhân mà không sợ bị đánh giá, phán xét, còn chuyên gia trị liệu có thể nắm bắt toàn bộ vấn đề của bạn sau quá trình lắng nghe chủ động và khách quan. Hơn nữa, trong phạm vi các buổi trị liệu, người bệnh không cần đưa ra bất kỳ quyết định cụ thể nào cả.

Cách tiếp cận này có hiệu quả đối với hầu hết trẻ ADHD. Các trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này là trẻ rất nhỏ – không thể nói rõ suy nghĩ và cảm xúc của mình – và những trẻ cần cách tiếp cận có cấu trúc hơn, chẳng hạn như trẻ mắc chứng rối loạn chống đối không muốn hợp tác trong việc quản lý hành vi của mình. Thay đổi những suy nghĩ méo mó và dẫn đến thay đổi các kiểu hành vi, cũng có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tâm trạng, lo lắng và các vấn đề cảm xúc khác.

Cách tiếp cận này có hiệu quả đối với hầu hết trẻ ADHD. Các trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này là trẻ rất nhỏ – không thể nói rõ suy nghĩ và cảm xúc của mình – và những trẻ cần cách tiếp cận có cấu trúc hơn, chẳng hạn như trẻ mắc chứng rối loạn chống đối không muốn hợp tác trong việc quản lý hành vi của mình. Thay đổi những suy nghĩ méo mó và dẫn đến thay đổi các kiểu hành vi, cũng có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tâm trạng, lo lắng và các vấn đề cảm xúc khác.

Điều trị ADHD bằng các phương pháp điều trị thay thế hoặc bổ sung

Một số gia đình chọn cách bổ xung các chất dinh dưỡng cùng kết hợp với các liệu pháp điều trị hành vi hoặc các hoạt động thể chất như ngồi thiền để rèn luyện trí não cho trẻ.

Thực phẩm và chất bổ sung

Bổ xung các chất dầu cá, khoáng chất kẽm, sắt và magiê – cũng như protein và carbohydrate phức hợp, có thể giúp não hoạt động ở mức tối ưu và kiểm soát sự thay đổi trong tâm trạng và hành vi rất tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý. Hạn chế đường, chất bảo quản nhân tạo và phẩm màu nhân tạo làm giảm chứng hiếu động thái quá ở một số trẻ.

Thiền và Yoga cho trẻ (ADHD

Chánh niệm, liên quan đến việc chú ý đến những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác cơ thể; nói cách khác, nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về những gì đang diễn ra với trẻ trong từng thời điểm. Nó có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ để tăng cường sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm lý. Các kỹ thuật tương tự đã được sử dụng để giảm huyết áp và kiểm soát cơn đau mãn tính, lo lắng và rối loạn tâm trạng.

Một nghiên cứu năm 2005 tại Đại học Bang Arizona cho thấy những trẻ ADHD tham gia các bài tập chánh niệm có ít lo lắng hơn và ít các triệu chứng ADHD hơn, cộng với sự chú ý nhiều hơn những trẻ không tham gia.

Yoga là một môn luyện tập thể chất và tinh thần có nguồn gốc từ Ấn Độ, mang lại những lợi ích tương tự như luyện tập chánh niệm và thiền định, giảm lo lắng trong khi tăng cường năng lượng.

Liệu pháp thể dục

Theo John Ratey, M.D. phó giáo sư lâm sàng về tâm thần học tại Trường Y Harvard thì việc tập thể dục như một liều thuốc, nó giúp kích hoạt hệ thống chú ý, chức năng điều hành trí nhớ, sắp xếp theo các trình tự để học tập và làm việc. Trên thực tế nó khiến trẻ em bớt bốc đồng hơn, điều này khiến chúng có hứng thú học tập hơn.

Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Bất thường cho thấy rằng 30 phút tập thể dục trước khi đi học có thể giúp trẻ ADHD tập trung và quản lý tâm trạng. Thậm chí có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc kích thích để điều trị các triệu chứng.

Liệu pháp Thiên nhiên cho trẻ (ADHD)

Các hoạt động ngoài trời giúp làm giảm các triệu chứng đáng kể hơn so với các hoạt động được ở các môi trường khác. Cha mẹ có thể cho con đi chơi các khu công viên nhiều cây xanh hoặc tổ chức các buổi dã ngoại kết hợp cùng phương pháp điều trị hành vi.

Huấn luyện trí não cho trẻ (ADHD)

Trí nhớ làm việc là khả năng lưu giữ thông tin trong đầu bạn vài giây, thao tác và sử dụng nó trong suy nghĩ của bạn. “Nó là trọng tâm của sự tập trung, giải quyết vấn đề và kiểm soát xung động.”

Không phải lúc nào trẻ ADHD cũng có thể nắm bắt thông tin vì sự chú ý của chúng bị chiếm đoạt. Cải thiện khả năng ghi nhớ làm việc với rèn luyện trí não cho phép một cá nhân chú ý, chống lại sự phân tâm, quản lý cảm xúc tốt hơn và học hỏi.

Cách tiếp cận các phương pháp điều trị cho trẻ ADHD

Hầu hết các gia đình có trẻ em bị ADHD đều thử nhiều các phương pháp điều trị khác nhau để kiểm soát triệu chứng một cách tối đa. Cha mẹ có thể lưu lại những thay đổi của các con để xem kết quả sau quá trình điều trị. Hãy kiên trì và thử phương pháp điều trị mới cho con, việc thay đổi phương thức trị liệu cần có thời gian. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm ra phương pháp điều trị trước khi có ý định từ bỏ.

Với sự mong muốn phục vụ cộng đồng với đường lối đúng đắn và nền tảng kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và tư vấn trị liệu thực tế Dr PSY Việt Nam có đội ngũ chuyên gia, bác sỹ, các tư vấn và huấn luyện viên là những người thực sự thấu hiểu để tâm huyết với mỗi người và mỗi con trẻ khi đến tư vấn và trị liệu.


Yêu cầu tư vấn

TS09 - DrPSY
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat