Giải pháp “trị” trẻ tự kỷ la hét
La hét là hành động bộc phát mà chính trẻ tự kỷ cũng không kiểm soát được. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ hay la hét, ăn vạ và cách xử lý trong các trường hợp đó?
Đầu tiên các bậc cha mẹ cần hiểu rằng Tự Kỷ không phải là bệnh lý, vậy nên nó hoàn toàn không có thuốc đặc trị. Tự kỷ là hội chứng xuất hiện do di truyền, sự rối loạn trong phát triển não bộ hay biến đổi gen, mẹ mắc một số bệnh trong thai kỳ hay trẻ gặp sang chấn tâm lý quá mạnh …..
Vì sao trẻ tự kỷ lại la hét
Tự kỷ là tập hợp các rối loạn phát triển với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng, khởi phát trước khi trẻ được 3 tuổi và diễn biến kéo dài vào những năm sau đó, thậm chí là suốt đời.
Những trẻ này có nhiều rối loạn gồm cả những khiếm khuyết về tương tác xã hội, về sự phát triển hành vi, ngôn ngữ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và nói chuyện với những người xung quanh. Nhiều bé tự kỷ có kèm theo tăng động và trí tuệ kém. Thế nên trẻ tự kỷ hay là hét để:
Giải pháp nào cho trẻ tự kỷ hay la hét
Về biện pháp trước mắt: Xoa dịu những bực tức, an ủi trẻ bằng tình thương bao la của mình. Bạn cũng cần có chiến lược như phớt lờ hành động la hét một cách hợp lý. Không nóng giận, bực tức mà hãy yên lặng, quan sát, theo dõi để tìm ra nguyên nhân hay mong muốn ở trẻ.
Quan sát và để cho con thấy cha mẹ vẫn đang quan sát trẻ. Nếu trẻ la hét vì sợ hãi một vấn đề gì thì cha mẹ có thể đến an ủi trẻ, còn trường hợp mà trẻ la hét vì muốn gây chú ý thì cha mẹ nên giả vờ ngó lơ để trẻ biết được cách này không hiệu quả thì về sau sẽ không như thế nữa.
Đáp ứng những yêu cầu xứng đáng của trẻ, điều này không đồng nghĩa với việc để trẻ tự do muốn gì được lấy. Kiểm soát ham muốn theo độ tuổi để việc uốn nắn trở nên dễ dàng hơn.
Mặt khác nếu trẻ khóc do đòi một thứ gì đó phụ huynh cũng không nên mủi lòng mà đưa ngay cho trẻ. Thay vào đó hãy đánh lạc hướng quan tâm của trẻ sang một thứ khác. Ví dụ đến giờ đi ngủ mà con đòi chơi đồ chơi thì phụ huynh có thể rủ trẻ đi ngủ rồi kể chuyện cho con. Trẻ bị tự kỷ cũng rất thích nghe kể chuyện, đồng thời điều này cũng sẽ góp phần kích thích sự sáng tạo, trí tưởng tượng của con phát triển hơn.
Biện pháp lâu dài: Ngoài các biện pháp trước mắt thì cha mẹ phải có biệ pháp lâu dài cho con, trẻ tự kỷ sẽ rất dễ để phát hiện khi đó cha mẹ không nên chủ quan, hãy tìm hiểu và cho con đăng ký test sau đó có hướng can thiệp trị liệu cho trẻ tự kỷ tại trung tâm uy tín lâu năm, cha mẹ cố gắng đồng hành cùng trẻ khi ở nhà thì mới có những tiến nhất định.
Làm bạn với trẻ nhiều hơn: Lắng nghe, tâm sự để biết những mong muốn, sự thay đổi tâm sinh lý ở mỗi giai đoạn phát triển. Nói chuyện giúp bạn hiểu trẻ và chỉ có tình yêu thương mới giúp trẻ tự tin vượt qua mọi khó khăn.
Tuyệt đối không đánh mắng, quát tháo hay sử dụng bạo lực: Điều này chỉ khiến trẻ càng cảm thấy khó chịu, tức giận chứ không thể khiến trẻ sợ để từ bỏ việc la hét.
Hãy luôn khen ngợi khi trẻ làm đúng hay sự động viên bằng ánh mắt, nụ cười, một chiếc ôm ấm áp.
Tìm kiếm thông tin trong sách, báo, internet để hiểu hơn về hội chứng tự kỷ để thấu cảm và có biện pháp can thiệp tốt nhất.
Chia sẻ tình trạng của trẻ cho mọi người thân, bạn bè, hàng xóm để họ hiểu và cảm thông cũng như có biện pháp xử lý tốt nhất mỗi khi trẻ ăn vạ, la hét.
Cho trẻ không gian riêng tư: Cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà rất cần tạo dựng cho trẻ không gian riêng tư. Sự kích ứng quá mức với âm thanh, ánh sáng khiến trẻ mất kiểm soát và càng làm cho tình trạng nặng thêm.
Đánh lạc hướng bằng một món đồ: Khi thấy trẻ đang có những biểu hiện bực tức, nóng giận hãy đánh lạc hướng trẻ bằng một món đồ chơi mới. Điều này giúp chúng quên đi sự bực tức.