Hướng dẫn cách kiểm tra đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người tử vong nhất trên thế giới. Nếu được cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng của đột quỵ, tỉ lệ hồi phục cao hơn nhiều so với trường hợp được cấp cứu muộn.
Người bị đột quỵ cần được xử lý ngay lập tức, nếu kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng không ít đến khả năng tư duy và vận động của bệnh nhân sau này, nghiêm trọng hơn có thể tử vong. Sau cơn đột quỵ, nếu may mắn sống sót thì sức khỏe của bạn sẽ suy yếu hơn trước, thêm nữa đột quỵ còn kéo theo nhiều di chứng như: mất ngôn ngữ, tê liệt tay chân, suy giảm thị giác, rối loạn cảm xúc,…
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, bất cứ giới nào. Cho dù độ tuổi có tỷ lệ đột quỵ cao vẫn là trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Trong khi đó, người trẻ tuổi hiện tại rất chủ quan với căn bệnh này. Dưới đây là một số cách nhận biết đột quỵ nhanh chóng:
Lệch mặt, chảy xệ, cười méo mó, nhân trung lệch.
- Mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt, bệnh nhân không thể cử động bình thường. Tay chân yếu liệt đột ngột.
- Đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn.
- Đột ngột nhìn mờ, mất thị lực.
- Nói khó, dính chữ, nói ngọng, khó diễn đạt ý đột ngột.
Đối tượng có thể gây đột quỵ là ai?
Về độ tuổi: Những người già, người từ 55 tuổi đổ đi có tỉ lệ đột quỵ cao hơn các đối tượng khác. Tuy nhiên, nhịp sống hối hả áp lực stress đặt nặng lên vai cũng khiến tỉ lệ đột quỵ có xu hướng gia tăng ở người trẻ.
Tiền sử đột quỵ: Những người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ tái phát cao hơn nhiều lần. Người từng bị đột quỵ cần theo dõi sát trong 5 năm sau đột quỵ vì nguy cơ tái lại rất cao. Sau thời gian này, nguy cơ đột quỵ giảm dần.
Những người có bệnh lý nền: Những người có bệnh lý nền như: Đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, béo phì… có tỉ lệ đột quỵ cao hơn những đối tượng khác. Những bệnh lý nền này khiến độ đàn hồi thành mạch kém, dễ hình thành cục máu đông, Cholesterol lắng đọng trong thành mạch gây cản trở đường đi của máu. Làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, tăng áp lực nội sọ, vỡ mạch máu… dẫn đến cơn đột quỵ.
Hút thuốc lá, hít phải khói thuốc lá thường xuyên: Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tổn thương thành mạch, làm xơ cứng động mạch, tăng huyết áp… làm quá trình hình thành cục máu đông, tắc nghẽn mạch máu.
Ăn uống không điều độ, hạn chế vận động: Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo no, chất kích thích, rượu bia, đồ uống có ga, ít ăn rau xanh… Kết hợp việc hạn chế vận động, lười tập thể dục khiến cho năng lượng dư thừa, không chuyển hóa hết. Tích tụ lâu ngày trong cơ thể, lắng đọng trong thành mạch gây cản trở dòng chảy của máu.
Công việc áp lực, căng thẳng, thức khuya: Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, công việc, gia đình, con cái… Làm việc quá sức dài ngày cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ đột quỵ. Những người hay thức khuya làm phá vỡ chu trình sinh học bình thường của cơ thể, gây nên nhiều đột biến trong cơ thể, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
Cách kiểm tra đột quỵ tại nhà đơn giản mà chính xác
Dù đến nay vẫn chưa có phương pháp nào để phòng ngừa bệnh đột quỵ, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát các yếu tố gây bệnh và phát hiện sớm nhất có thể để có biện pháp điều trị tốt nhất. Thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp và cholesterol, nếu nó thay đổi bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Ngoài ra, bạn và gia đình có thể áp dụng các cách kiểm tra đột quỵ sau đây.
- Phương pháp đi trên một đường thẳng
Một biểu hiện của tai biến mạch máu não rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác đó chính là thường xuyên đau đầu, chóng mặt. Nếu nhận ra bản thân hay gia đình xuất hiện triệu chứng như trên thì nên áp dụng bài test dưới đây để kiểm tra nguy cơ đột quỵ:
- Bước 1: Tìm một đường thẳng trên nền nhà (có thể là viền gạch lát,…) hoặc nếu không có sẵn, bạn có thể tự tạo bằng việc dùng phấn để vẽ hoặc xếp một dải băng keo đen trên mặt đất.
- Bước 2: Tiến hành đi trên đường thẳng đã tạo sao cho mũi chân sau chạm vào gót bàn chân trước. Tiếp tục di chuyển như vậy cho đến khi hết đoạn đường thẳng, nếu muốn bạn có thể lặp lại nhiều lần để tăng tác dụng.
2. Cách kiểm tra đột quỵ kiểu chạm ngón tay
Có thể bạn chưa biết, những ai có nguy cơ đột quỵ cao sẽ gặp khó khăn trong việc kết hợp giữa mắt và tay. Do đó, bài tập dưới đây thường được áp dụng để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến não. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của một người khác, có thể là bạn bè hoặc người thân,…
- Bước 1: Ngồi đối diện người hỗ trợ với một khoảng cách phù hợp. Bạn sẽ đưa ngón trỏ lên và chạm vào đầu ngón tay của người hỗ trợ, sau đó quay lại chạm vào đầu mũi của mình.
- Bước 2: Người hỗ trợ tiến hành di chuyển ngón tay, sau đó bạn lặp lại thao tác như bước 1 nhiều lần. Nếu không thể theo kịp người hướng dẫn, bạn nên đi khám sức khỏe ngay.
3. Cách kiểm tra đột quỵ bằng sức mạnh cơ bàn tay
Yếu cơ cũng là một trong số các triệu chứng cần lưu ý. Khi trương lực cơ của một trong hai bàn tay yếu thì sẽ làm cho tay của bạn lệch về một phía và không thể xoay lại một cách tự nhiên được. Để thực hiện cách kiểm tra đột quỵ này, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Giơ cao hai tay về phía trước, giữ tay thẳng, cao ngang vai, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Bước 2: Nhắm mắt giữ tay thoải mái, không gồng cơ trong vòng từ 1 đến 3 phút.
- Bước 3: Mở mắt và kiểm tra xem hai bàn tay có bị xoay lệch về bên trong không. Nếu trạng thái của hai tay vẫn bình thường thì may mắn là bạn chưa có nguy cơ mắc chứng đột quỵ. Ngược lại, hãy mau đến cơ sở y tế để có kết quả khám bệnh chính xác.
4. Nhắm mắt kết hợp nhấc chân lên cao giữ 20 giây
Đây là một trong những cách kiểm tra đột quỵ đơn giản mà rất dễ dàng khi thực hiện tại nhà. Phương pháp này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho ra kết quả khoảng 50% người không giữ thăng bằng được đến giây thứ 20 khi thực hiện động tác này. Sau khi kiểm tra những trường hợp trên thì có tới 45% có khả năng cao sẽ bị xuất huyết não do sự xuất hiện của các cục máu đông.
Điều đó cho thấy rằng nếu động tác này càng khó khăn đối với bạn thì nguy cơ mắc đột quỵ của bạn sẽ càng cao. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần co một chân lên sao cho vuông góc với thân người và tiến hành giữ thăng bằng trên tư thế đó mà không dùng tay để giữ chân hay tì, dựa vào bất cứ vật gì xung quanh. Nếu trong quá trình thực hiện mà tay, chân xuất hiện cảm giác tê cứng hay yếu dần đi hay chóng mặt thì hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay.