Menu Đóng

Mất ngủ không thực tổn là bệnh gì?

Do những áp lực cuộc sống xã hội ngày nay đã khiến ngày càng nhiều người gặp tình trạng mất ngủ không thực tổn. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu bài viết để biết cách khắc phục mất ngủ không thực tổn.

Mất ngủ không thực tổn là gì?

Mất ngủ không thực tổn là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay biểu hiện rõ nhất là tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Người bệnh sẽ bị rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường và đi kèm với một số triệu chứng khó chịu khác.

Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy do không ngủ đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều. Đặc biệt là tình trạng này sẽ trở nên nặng hơn ở những người hay làm việc vào ban đêm, làm theo ca, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ không thực tổn

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn là do căng thẳng kéo dài, không duy trì ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó còn do một số nguyên nhân khác như sau:

  • Bệnh tim mạch như suy tim
    • Lão hóa do tuổi già
    • Stress
    • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
    • Các bệnh về hô hấp làm giảm lưu lượng không khí khi hấp thu
    • Tổn thương hệ thần kinh trung ương
    • Mắc các bệnh lý về tuyến giáp, hạ đường huyết
    • Rối loạn tâm thần

    Các dạng rối loạn giấc ngủ do bệnh mất ngủ không thực tổn

    Ngủ nhiều: Một số người ngủ nhiều hơn 10 giờ nhưng vẫn có cảm giác buồn ngủ. Tình trạng này kéo dài trên 1 tháng hoặc hơn và không kèm theo các bệnh lý khác, cũng không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây ra.

    Rối loạn thời gian: Khi ngủ, bệnh nhân cảm thấy không được sâu giấc, khi thức dậy cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này thường xuất hiện ở người làm việc theo ca, do thay đổi múi giờ như người làm phi công, tiếp viên hàng không,…

    Mộng du:

    Mộng du là trạng thái người bệnh đi khỏi giường trong lúc ngủ, hay xảy ra khi người bệnh đã ngủ được 1/3 thời gian. Có một số biểu hiện như:

    – Mắt có thể mở hoặc nhắm, người khác hỏi gì cũng không trả lời.

    – Mọi hành động trong lúc bị mộng du người bệnh sẽ không tự ý thức được và không nhớ lại được vào sáng hôm sau.

    Mộng du thường không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số người bị mộng du có thể bị chấn thương gây ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể.

    Hoảng sợ khi ngủ: Khi người bệnh ngủ hay có những cơn hoảng sợ hay sợ hãi và khóc lớn, vùng vẫy đột ngột, thần kinh căng thẳng. Cơn hoảng sợ thường xảy ra chủ yếu là ở trẻ em. Khi thức dậy người bệnh sẽ không còn nhớ gì.

    Ác mộng: Ác mộng có thể xảy ra vào bất kỳ thời gian nào, ban đêm, buổi trưa. Bệnh nhân thường sẽ nói nhảm, khóc, sau khi ngủ dậy có thể nhớ chi tiết giấc mơ của mình. Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị rối loạn cảm xúc do mơ những giấc mơ có cảm giác ám ảnh, sợ hãi.

    Chứng ngủ rũ: Chứng ngủ rũ khiến người bệnh thường có cảm giác thèm ngủ. Những người này thường bị thiếu ngủ và không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ. Tình trạng này có thể diễn ra khi người bệnh đang thực hiện hoạt động như đang làm việc, lúc ăn uống hay nói chuyện.

    Cách khắc phục bệnh mất ngủ không thực tổn

    Chủ động cải thiện giấc ngủ để:

    – Học cách sắp xếp không gian sống gọn gàng, sạch sẽ, thoải mái, thường xuyên dọn phòng ngủ và thay ga gối thường xuyên giúp bạn dễ chịu hơn là một căn phòng bừa bộn.

    – Không nên sử dụng chất kích thích như cà phê, nước tăng lực trước khi đi ngủ. Lượng caffeine trong cà phê có thể làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây chứng mất ngủ.

    – Hạn chế ăn các loại thực phẩm khó tiêu, dễ làm đầy bụng vào buổi tối, hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều gia vị, ăn bữa tối cách giờ đi ngủ từ 3 – 4 tiếng đồng hồ.

    Chủ động cải thiện giấc ngủ, tuân thủ theo đồng hồ sinh học của bản thân, chẳng hạn như:

    – Khi đi ngủ nên để điện thoại di động ở chế độ im lặng, không sử dụng điện thoại để dễ đi vào giấc ngủ.

    – Không xem các bộ phim có tính ám ảnh hoặc kích động cao vào gần giờ đi ngủ, nên nghe những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc có thể đọc sách,..

    – Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để cải thiện tuần hoàn não.

    Cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc:

    Các áp lực trong công việc và cuộc sống đóng vai trò quan trọng trong rối loạn giấc ngủ, vì vậy chúng ta nên tự quy định khung giờ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lệch nhịp với đồng hồ sinh học của bản thân. Hãy tranh thủ giải quyết công việc để đến để hạn chế việc thức quá khuya làm mất giấc ngủ.

    Tập thể dục để cải thiện chứng mất ngủ:

    Khi chơi các môn thể thao hay tập thể dục sẽ giúp người bệnh giải phóng năng lượng bên trong cơ thể, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Không những thế chơi thể thao còn khiến tâm trạng của người bệnh vui vẻ hơn. Nên tập đều đặn và duy trì thói quen tập ít nhất 30 phút một ngày. Khi mới bắt đầu tập thể dục để điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ, hãy bắt đầu với việc đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông,..

    Chứng mất ngủ không thực tổn khó có thể điều trị trong một sớm một chiều mà cần nhiều thời gian để cơ thể thay đổi. Nngười bệnh không nên chán nản, hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực, ăn uống lành mạnh kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý để việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

    Home
    Hotline
    Chỉ đường
    Liên hệ
    Zalo Chat