Menu Đóng

Nguyên nhân và giải pháp cho người sợ không gian hẹp

Hội chứng sợ không gian hẹp là một hiện tượng rối loạn lo lắng, xảy ra khi người bệnh đứng trong không gian nhỏ hoặc khu vực đông người. Nỗi sợ do hội chứng này gây ra có thể cần được điều trị hoặc tự biến mất theo thời gian.

Hội chứng sợ không gian hẹp là gì?

Hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia) là một hội chứng tâm lý khi người bệnh cảm thấy sợ hãi, ám ảnh với các không gian chật hẹp, đám đông, chỗ kiến thiếu ánh sáng, không gian kín… Khi phải đối diện với các tác nhân này, người bệnh rơi vào trạng thái lo lắng tột độ, khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. 

Chứng sợ không gian hẹp thường có biểu hiện từ sớm, thậm chí ngay từ thời thơ ấu của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các triệu chứng bệnh có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ở một số trường hợp, hội chứng này cũng có thể tự biến mất mà không cần điều trị.

Những dấu hiệu nào để nhận biết?

Khi gặp tác nhân (bước vào phòng kín, nơi đông người…), người mắc hội chứng sợ không gian hẹp sẽ xuất hiện các biểu hiện bất thường về cơ thể và tâm lý:

  • Cơ thể: đổ nhiều mô hôi, cảm giác nóng bức, run rẩy, thở gấp, thở ngắn, tim đập nhanh, đau tức ngực, buồn nôn, ngất…
  • Tâm lý: hoảng loạn, lo lắng, mất định hướng, choáng ngợp, choáng váng…

Tùy từng tình huống mà các biểu hiện có thể nặng hay nhẹ khác nhau. Bên cạnh đó, người mắc chứng sợ không gian hẹp cũng có xu hướng:

  • Né tránh không gian kín, các nơi đông đúc.
  • Lẩn tránh những tình huống có thể gây hoảng sợ như: đi tàu, máy bay, thang máy, lái xe giờ cao điểm…
  • Khi bước vào nơi nào đó, mắt luôn tự động tìm đường thoát hiểm; đứng gần cửa thoát hiểm khi đến nơi đông đúc.
  • Khi ở trong phòng thì luôn lo sợ của đóng.

Một số tình huống kích thích hội chứng sợ không gian hẹp như:

  • Ở trong phòng nhỏ không cửa sổ (Nhu cầu về không gian cá nhân của mỗi người là khác nhau, độ rộng hẹp vì vậy cũng không giống nhau).
  • Đi xe hơi nhỏ, xe bus, máy bay…
  • Đi thang máy, đặc biệt là thang máy đông người.
  • Khi làm chẩn đoán hình ảnh trong máy quét MRI hoặc CT.
  • Đứng trong phòng thay đồ, nhà vệ sinh công cộng, hang động, đường hầm…

Những ảnh hưởng của nỗi sợ không gian hẹp

Người mắc chứng sợ không gian hẹp thường có xu hướng né tránh các tác nhân gây hội chứng này để không phải đối mặt với sợ hãi, ám ảnh. Việc này gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, làm giới hạn nhiều cơ hội vui chơi, học tập, nghề nghiệp… Đặc biệt, việc mắc chứng sợ không gian hẹp cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như: rối loạn lo âu, trầm cảm…

Nguyên nhân gây ra hội chứng không gian hẹp

Chưa có nghiên cứu nào có thể chỉ rõ nguyên nhân gây ra nỗi sợ không gian hẹp. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết chỉ ra nguyên nhân chính là từ những trải nghiệm thuở ấu thơ hoặc do các tác động từ môi trường sống liên quan đến gia đình, xã hội.

Trên góc độ thần kinh học, chứng sợ không gian hẹp có liên quan đến hạch hạnh nhân trong não bộ. Hạch hạnh nhân là một hạch trong não có kích thước rất nhỏ, có vai trò kiểm soát cảm xúc, điều hòa nỗi sợ, giúp cơ thể đưa ra phản ứng phù hợp với các tình huống gây sợ hãi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kích thước hạch hạnh nhân ở người mắc chứng sợ không gian hẹp thường nhỏ hơn những người không mắc hội chứng này.

Ngoài ra, các phản xạ có điều kiện cũng có thể là yếu tố tác động tới chứng sợ không gian hẹp. Có thể người bệnh đã từng trải qua cơn sang chấn tâm lý trong không gian hẹp gây ra những cơn hoảng loạn nghiêm trọng.

Ở một số trường hợp, chứng sợ không gian hẹp là do di truyền từ bố/ mẹ sang con. Nguyên nhân do gen di truyền chi phối tới cấu trúc của hạch hạnh nhân – tác động đến khả năng kiểm soát, điều hòa nỗi sợ.

Chẩn đoán chứng sợ không gian hẹp

Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng của bạn trở nên dai dẳng. Đừng đợi cho đến khi chứng sợ hãi trước sự ồn ào của bạn trở nên quá áp đảo. Chẩn đoán sớm có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.

Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bạn và cho bạn khám sức khỏe. Họ cũng sẽ tính đến tiền sử sợ hãi quá mức của bạn rằng:

  • Không liên quan đến rối loạn khác.
  • Có thể được gây ra bởi dự đoán một sự kiện.
  • Gây ra các cuộc tấn công lo lắng liên quan đến môi trường.
  • Sự sợ hãi làm gián đoạn các hoạt động bình thường hàng ngày.
  • Người bệnh cố gắng đặc biệt để tránh các tình huống liên quan đến không gian kín, như đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy.

Điều trị hội chứng sợ không gian hẹp như thế nào?

Hội chứng sợ không gian hẹp thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Các hình thức tư vấn khác nhau có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và quản lý các tác nhân gây ra. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về loại liệu pháp nào sẽ phù hợp nhất với bạn. Điều trị có thể bao gồm nhiều biện pháp sau đây:

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Một nhà trị liệu hành vi nhận thức sẽ dạy bạn cách kiểm soát và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh từ các tình huống kích hoạt chứng sợ hãi của bạn. Bằng cách học cách thay đổi suy nghĩ của mình, bạn có thể học cách thay đổi phản ứng của mình trước những tình huống này.

Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT): Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý là một hình thức nhận thức hành vi, theo định hướng hành động tập trung vào hiện tại. Đây là liệu pháp giải quyết các thái độ, cảm xúc và hành vi không lành mạnh. Nó sử dụng một kỹ thuật gọi là “tranh chấp” để giúp mọi người phát triển niềm tin thực tế và lành mạnh.

Thư giãn và hình dung: Các nhà trị liệu sẽ đưa ra các kỹ thuật thư giãn và hình dung khác nhau để sử dụng khi bạn ở trong một tình huống ngột ngạt. Các kỹ thuật có thể bao gồm các bài tập như đếm ngược từ 10. Hoặc hình dung một không gian an toàn. Những kỹ thuật này có thể giúp bạn xoa dịu thần kinh và giảm bớt sự hoảng sợ.

Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp tiếp xúc thường được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu và ám ảnh. Trong liệu pháp này, bạn sẽ được đặt trong một tình huống không nguy hiểm gây ra chứng sợ hãi. Trước sự sợ hãi ấy, bạn sẽ đối mặt trực tiếp và vượt qua nỗi sợ hãi. Ý tưởng là bạn càng tiếp xúc nhiều với những gì khiến bạn sợ hãi, thì bạn càng ít sợ nó hơn.

Hội chứng sợ không gian hẹp có thể điều trị được và mọi người có thể khỏi bệnh. Đối với một số người, chứng sợ hãi không gian hẹp thường biến mất khi họ già đi. Nếu không, có nhiều cách khác nhau để bạn có thể điều trị nỗi sợ hãi và các triệu chứng thể chất. Cũng như quản lý các tác nhân gây ra, để có một cuộc sống năng động và trọn vẹn.

Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat