Những điều bất thường ở trẻ 4 tuổi chưa biết nói, nên can thiệp ngay
Các cha mẹ nên lưu ý khi một đứa trẻ đã 4 tuổi rồi nhưng chưa biết nói, điều này rất bất thường ở trẻ tình trạng này cần được thăm khám và can thiệp sớm. Cũng bởi, dựa theo tốc độ phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ nhỏ thì trẻ từ 2 đến 3 tuổi đã có thể biết nói, sử dụng ngôn ngữ tốt và linh hoạt trong cách giao tiếp.
Vì sao trẻ 4 tuổi chưa biết nói?
Chậm nói là một trong các vấn đề xuất hiện phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ hiện nay và cũng là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Chậm nói đơn thuần có thể dễ dàng khắc phục và cải thiện tốt, trẻ nhỏ lớn lên vẫn có thể tự gia tăng vốn từ và phát triển ngôn ngữ một cách bình thường nhưng tốc độ chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe hay bệnh lý nguy hiểm. Bởi đây không còn là tình trạng chậm nói đơn thuần mà cần phải được tiến hành thăm khám, can thiệp sớm để loại bỏ các nguyên nhân tác động làm cản trở sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp ở trẻ nhỏ.
Có rất nhiều các lý do liên quan đến vấn đề chậm nói của trẻ nhỏ. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cũng đã liệt kê được một số nguyên nhân thường gặp như sau:
- Các vấn đề về thính giác chính là nguyên nhân đầu tiên được sàng lọc khi thăm khám cho trẻ chậm nói. Nếu khả năng nghe của trẻ bị suy giảm, trẻ sẽ khó có thể học hỏi và tiếp thu tốt các ngôn ngữ và không biết cách phát âm, bắt chước giọng nói của người khác.
- Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói cũng có thể liên quan đến các hoạt động, chức năng của lưỡi, cơ hàm,…
- Môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ, trong đó có sự phát triển ngôn ngữ. Sự yêu thương, quan tâm, chiều chuộng quá mức của cha mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ “lười” nói, không muốn sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, trò chuyện với mọi người xung quanh. Ngược lại, sự vô tâm, thờ ơ và thiếu vắng tình thương cũng có thể làm khởi phát tình trạng này.
- Thói quen sử dụng điện thoại quá sớm và thường xuyên cũng có thể làm cho trẻ nhỏ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ và thậm chí gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày.
- Chậm nói ở trẻ có thể do các vấn đề bệnh lý về não bộ và thần kinh. Đây chính là hai cơ quan đóng vai trò chủ chốt trong việc chỉ huy và điều chỉnh hầu hết các hoạt động của cơ thể, kể cả ngôn ngữ. Chính vì thế, các bệnh lý như tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, bại não,…cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ.
- Tự kỷ cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ dù đã đến tuổi mầm non nhưng vẫn chưa thể nói được. Chậm nói được xem là một trong các biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ. Kèm theo đó trẻ sẽ có các biểu hiện rối loạn về hành vi, suy giảm giao tiếp, thu mình, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh.
Đây không còn là vấn đề chậm nói đơn thuần mà có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp can thiệp hiệu quả, kịp thời.
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói có nguy cơ gì?
Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp quan trọng của mỗi con người. Nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta có thể dễ dàng trao đổi, chia sẻ quan điểm, sở thích, ý muốn của bản thân với mọi người xung quanh. Ngôn ngữ cũng giúp con người thấu hiểu nhau nhiều hơn, có thể kết nối nhiều người ở nhiều quốc gia khác nhau.
Đồng thời, đây cũng chính là công cụ trọng yếu để giúp chúng ta trau dồi những kỹ năng, kiến thức trên ghế nhà trường. Vì thế, nếu trẻ không thể phát triển tốt khả năng ngôn ngữ của mình sẽ trẻ sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn, cản trở trong cuộc sống.
Đặc biệt, nếu đã 4 tuổi nhưng vẫn chưa thể nói được thì đồng nghĩa với việc trẻ khó có thể giao tiếp, tương tác và học tập tốt từ mọi người xung quanh, thậm chí có nhiều trẻ không thể đến trường vì sự hạn chế này. Cũng bởi những trẻ chậm nói sẽ khó có thể học và nói được những từ mới, vốn từ hạn hẹp khiến trẻ khó hòa nhập với mọi người xung quanh.
Những đứa trẻ này cũng cần mất rất nhiều thời gian để có thể hiểu và sử dụng tốt các từ, các câu dù là đơn giản. Trẻ cũng bị hạn chế về khả năng bắt chước, thực hiện và hoàn thành tốt các yêu cầu, chỉ dẫn của người khác.
Bên cạnh đó, khi trẻ không biết nói thì việc diễn ra các mong muốn, cảm xúc của bản thân cũng trở nên vô cùng khó khăn. Vì thế, nhiều trẻ thường khó kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình, dễ trở nên cáu gắt, căng thẳng, bực dọc hoặc thậm chí là thực hiện các hành vi chống đối, tự làm tổn thương đến bản thân.
Khi đến trường cũng có nguy cơ bị các bạn đồng trang lứa cô lập, bắt nạt mà không thể chia sẻ, bày tỏ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Trẻ khó có thể hòa nhập tốt với các bạn cùng lớp, không có khả năng chia sẻ, thấu hiểu và duy trì các mối quan hệ lành mạnh với bạn bè.
Kết quả học tập của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ bị yếu kém. Trẻ 4 tuổi đã bắt đầu bước vào độ tuổi học mầm non, lúc này trẻ sẽ được dạy và hướng dẫn về những con số, con chữ và các kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn vào lớp 1.
Tuy nhiên, nếu trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói thì việc học hỏi và tham gia các hoạt động ca hát, kể chuyện, học tập sẽ trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ không cảm thấy quá hứng thú với những hoạt động diễn ra xung quanh, hạn chế nhu cầu được học hỏi, khám phá về những điều mới lạ.
Can thiệp cho trẻ chưa biết nói thế nào?
Ở trẻ 4 tuổi chưa biết nói có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống, học tập của trẻ nhỏ. Vì thế, các bậc phụ huynh cần quan tâm và kịp thời áp dụng tốt các biện pháp can thiệp hiệu quả cho trẻ.
Trẻ nhỏ cần được tiến hành thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân cụ thể gây nên những sự hạn chế về khả năng phát triển ngôn ngữ. Từ đó, các chuyên gia cũng sẽ cân nhắc về việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp đối với mỗi tình trạng khác nhau của trẻ.
Đối với trẻ 4 tuổi chậm nói, chưa biết nói thì các bậc phụ huynh cần phải nhờ đến sự giúp đỡ và hỗ trợ từ chuyên gia. Bên cạnh việc bám sát và thực hiện đúng theo lộ trình can thiệp đã được đề ra thì các ông bố, bà mẹ cũng cần dành nhiều thời gian bên cạnh con, áp dụng tốt các biện pháp cải thiện ngay tại nhà để trẻ mau chóng phát triển ngôn ngữ.
- Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với con về những điều vụn vặt xảy ra xung quanh cuộc sống. Điều này sẽ giúp trẻ được kích thích nhu cầu giao tiếp và níu gần khoảng cách giữa trẻ với những người thân trong gia đình. Do đó, điều đầu tiên để có thể dạy trẻ nói tốt đó chính là cha mẹ phải dành thời gian để trò chuyện, trao đổi với con nhiều hơn.
- Kể chuyện, ca hát, đọc thơ cũng là một trong các biện pháp phát triển ngôn ngữ hiệu quả đối với trẻ chậm nói. Những bài thơ có vần điệu, những câu chuyện với nội dung hấp dẫn hay những bài hát có giai điệu vui tươi sẽ thu hút trẻ nhiều hơn, trẻ nhỏ cũng dễ dàng học được thêm các vốn từ thông qua các hoạt động này.
- Tạo cho trẻ nhiều cơ hội, điều kiện để được tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh. Trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều điều mới lạ trong cuộc sống, được gặp gỡ nhiều người nên có thể dễ dàng hòa nhập, giao tiếp tốt hơn.
- Các bậc phụ huynh và những người xung quanh tuyệt đối không được nhại lại giọng bé hoặc trêu chọc, cười nhạo khi trẻ nói, phát âm sai. Thay vào đó hãy nhẹ nhàng điều chỉnh và làm mẫu để trẻ có thể bắt chước theo một cách đúng nhất. Khi trò chuyện với trẻ chậm nói, cha mẹ cũng nên nói chậm rãi, phát âm rõ và sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để trẻ có thể tiếp thu tốt hơn.
- Khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ cần giữ sự bình tĩnh và kiên nhẫn để chờ đợi trẻ nhỏ. Có thể trẻ sẽ phải mất nhiều thời gian để đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi đơn giản nào đó. Cha mẹ đừng nên quá thúc ép con mà hãy cho con vài giây để suy nghĩ, tìm kiếm từ ngữ để trả lời một cách chính xác nhất.
- Để trẻ 4 tuổi chưa biết nói phát triển ngôn ngữ tốt hơn, các bậc phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên, bác sĩ chuyên khoa để có thể tìm ra phương pháp hỗ trợ phù hợp.
- Cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, omega-3 có lợi cho sức khỏe não bộ, thần kinh.