NGUY CƠ KHI TRẺ BỊ THIẾU KẼM
Những nguy cơ có thể gặp phải khi trẻ thiếu kẽm là gì?
Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao.
Kẽm có vai trò gì trong sự phát triển của trẻ
Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Thiếu kẽm là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc. Nó làm suy yếu các tế bào trên da đầu và tóc bị gãy, khô.
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập và trí nhớ. Thiếu kẽm làm cản trở các kỹ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh.
Thậm chí, thiếu kẽm gây ra chứng khó đọc. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Trẻ chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ đều có nhu cầu về lượng kẽm riêng. Theo khuyến nghị của WHO, cụ thể mức kẽm cần có đối với trẻ qua các giai đoạn như sau:
Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ không chỉ là nguồn bổ sung dinh dưỡng nói chung mà còn là nguồn kẽm tốt nhất. Bởi vậy, mẹ cần quan tâm hơn hết tới chế độ dinh dưỡng của bản thân để cải thiện chất lượng nguồn sữa.
Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bổ sung lượng kẽm cho con thông qua những loại thức ăn bổ sung cùng với sữa mẹ. Để kẽm trong thức ăn, sữa mẹ có thể được trẻ hấp thụ hết, mẹ nên cho con uống thêm vitamin C.
Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc giúp cho cơ thể có thể hấp thu kẽm và ngược lại. Bởi thế, có thể cho con ăn thêm trái cây tươi có lượng vitamin C dồi dào, chẳng hạn như: chanh, cam, bưởi, quýt,…
Cùng với kẽm, trẻ cũng cần được bổ sung thêm selen, crom, vitamin nhóm B,… để không chỉ tăng cường tiêu hóa mà còn giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn.
Biểu hiện hay gặp khi trẻ thiếu kẽm
- Suy dinh dưỡng và chậm tăng trưởng: trẻ lúc này thường là thấp còi hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nguyên nhân là vì kẽm có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu hóa cũng như các hoạt động khác của các cơ quan trong cơ thể.
- Trẻ trở nên biếng ăn, ngại ăn, giảm bú, có thể không ăn một số loại đồ ăn như thịt, cá hoặc bị táo bón, chậm tiêu, thường xuyên buồn nôn và nôn.
- Khó ngủ, trằn trọc về đêm hoặc giấc ngủ bị ngắt quãng, trẻ có thể thức dậy nhiều lần trong đêm.
- Suy yếu hoạt động của một số cơ quan: đây là hậu quả của tình trạng thiếu kẽm trầm trọng và kéo dài. Lúc này, cơ thể trẻ có thể trở nên suy yếu, luôn trong tình trạng mơ màng, chậm chạp, hoang tưởng, vị giác và khứu giác trở nên rối loạn. Nguy hiểm hơn, có thể khuyết tật, bại não hoặc chậm phát triển tâm thần vận động,…
- Dễ mắc và thường tái đi tái lại các bệnh nhiễm trùng thuộc đường tiêu hóa, hô hấp, da, viêm niêm mạc, mụn mủ, mụn bỏng,…
- Các vết thương của trẻ trở nên lâu lành hơn, đồng thời tóc, móng yếu, giòn, dễ gãy, trẻ dễ bị dị ứng.
Một số nguyên nhân gây cho trẻ thiếu kẽm
- Trẻ không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên hoặc mẹ ăn kiêng không khoa học dẫn tới chất lượng sữa không đảm bảo.
- Với những trẻ lớn, có thể do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đầy đủ.
- Trẻ sinh non hoặc bị ốm nặng.
- Trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc hay bị nôn trớ, tiêu chảy.
- Một số trẻ bẩm sinh bị suy giảm khả năng hấp thu kẽm.
- Tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc khiến cho việc hấp thu kẽm ở trẻ bị giảm sút.
Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào?
Trẻ em dưới 3 tháng cần 3 mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…
Ngoài ra để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…
Sữa: Bao gồm cả sữa tươi, sữa bột… Không chỉ là nguồn bổ sung kẽm dồi dào mà các sản phẩm này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như Vitamin D, canxi, protein.
Ngũ cốc: Các loại múa mì, gạo,… giúp bổ sung kẽm và các dưỡng chất khác như chất xơ, vitamin, magie, sắt,… Chúng còn giúp nuôi dưỡng bộ não của trẻ, giảm nguy cơ của các bệnh tim mạch, béo phì,…
Socola: Dù có lượng đường cao nhưng đây cũng là nguồn cung cấp hàm lượng kẽm dồi dào. Theo nghiên cứu, cứ 100g socola có chứa khoảng 3,3 mg kẽm. Mặc dù vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một lượng vừa đủ để tránh béo phì.
Thịt đỏ: Chẳng hạn như thịt bò, lơn, cừu. Các loại thịt này khi cho trẻ ăn cần được chế biến kỹ, đồng thời kết hợp với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm giàu chất xơ.
Động vật có vỏ: Chẳng hạn như các loại sò, tôm, hàu, hến,… được xem là thực phẩm bổ sung hiệu quả lượng kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng cần được chế biến kỹ hoặc cẩn trọng khi sử dụng với trẻ có tiền sử dị ứng.
Các loại đậu: Chẳng hạn như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh,… rất giàu chất xơ, protein, kẽm, sắt,… song kẽm trong các loại đậu khó hấp thu hơn so với các thực phẩm khác.
Hạt: Hạt khô như óc chó, hạn nhân, đậu phộng,… vừa ngon miệng lại có thể bổ sung lượng kẽm, chất xơ, vitamin, chất béo dồi dào.
Rau củ, trái cây: Dù lượng kẽm trong trái cây, rau củ không nhiều nhưng đây là loại thực phẩm cần bổ sung hàng ngày, không chỉ với trẻ em. Ngoài các vitamin, khoáng chất cần thiết, một số loại rau củ, trái cây còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu kẽm của cơ thể.
Tình trạng thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.