Menu Đóng

Những thiệt thòi của đứa trẻ hay bị la mắng

La mắng con trẻ cũng xuất phát từ sự bực tức của cha mẹ lên con cái khi không theo đúng ý của bản thân. Tuy nhiên, việc la mắng thường xuyên khiến trẻ tổn thương, khiến trẻ trở nên xa cách với gia đình hơn.

Ảnh hưởng tâm lý

Đại đa số với ông bố, bà mẹ phương pháp giáo dục la mắng trẻ áp dụng nhiều nhất. Những lời trách phạt sẽ giúp trẻ nhìn nhận lại lỗi lầm và biết cách sửa sai để không tái phạm. Tuy nhiên, la mắng đúng lúc và đúng thời điểm mới mang lại hiệu quả giáo dục. Ngược lại, thói quen la mắng thường xuyên khiến con trẻ bị tổn thương về mặt tâm lý.

Thậm chí, nhiều trẻ trở nên hư hỏng, phá phách và chống đối khi bị bố mẹ la mắng nặng nề. Không giống với người lớn, trẻ con rất nhạy cảm với lời nói của những người xung quanh. Trẻ chưa thể ý thức sâu sắc những lời nói này xuất phát từ sự lo lắng và mong muốn tốt đẹp. Vì vậy, những từ ngữ nặng nề bố mẹ nói ra có thể khiến con bị tổn thương tâm lý và hình thành khoảng cách với gia đình.

Thực tế, nhiều bậc phụ huynh ý thức được việc cần hạn chế la mắng con cái thường xuyên nhưng không thể thay đổi. Bởi những hành vi nghịch ngợm, phá phách của con có thể khiến bố mẹ tức giận và nóng nảy. Tuy nhiên, quát mắng chỉ là cách để người lớn để giải tỏa cảm xúc. Trong khi trẻ cảm thấy bị tổn thương, dằn vặt trước những lời nói gay gắt từ gia đình.

Để biết được la mắng trẻ ảnh hưởng đến tâm lý thế nào và để kịp thời chỉnh sửa cách giáo dục đối với con trẻ:

      1. Con trẻ nhút nhát:

      Trẻ nhỏ có môi trường sống hạn chế so với người lớn. Xung quanh trẻ thường chỉ có gia đình và thầy cô, bạn bè. Vì vậy, trẻ rất để tâm đến lời nói của những người xung quanh. Nếu thường xuyên bị cha mẹ la mắng, trẻ sẽ trở nên rụt rè, nhút nhát và sống thu mình.

      Những lời quát mắng nặng nề khiến con cảm thấy sợ hãi và cho rằng bản thân yếu kém, thiếu năng lực. Khi bị quát mắng, con thường im lặng chịu đựng thay vì giải thích. Bởi cha mẹ Việt hầu như không lắng nghe con cái, họ thường quy chụp những lời giải thích là cãi lại và chống đối. Tình trạng này lặp đi lặp lại khiến con thiếu kỹ năng giao tiếp và thu mình.

      Trẻ trở nên nhút nhát

      Nhiều bậc phụ huynh có phản ứng la mắng ngay khi trẻ có những lời nói không phù hợp. Tuy nhiên, vì con chưa phát triển toàn diện nên không hiểu rõ ý nghĩa trong câu nói của mình. Vai trò của bố mẹ là giáo dục để con hiểu rõ và điều chỉnh lời nói phù hợp.

      Phản ứng la mắng sẽ khiến con trẻ sợ rệt, nhút nhát và ít nói hơn. Về lâu dài, trẻ trở nên rụt rè và không biết cách giao tiếp với những người xung quanh. Khả năng phát triển ngôn ngữ kém đồng nghĩa với việc trẻ chậm phát triển tư duy và nhiều khả năng sẽ có chỉ số IQ thấp.

      2. Có những suy nghĩ tiêu cực:

      Khi la mắng con cái, bố mẹ cần chừng mực trong lời nói. Nên lựa chọn lời nói phù hợp, nhấn mạnh vào lỗi sai của con và khuyến khích con thay đổi để tốt hơn. Tuy nhiên, phần lớn bố mẹ khi quát mắng con đều đang tức giận nên ít khi chú ý đến lời nói.

      Thay vì tập trung vào lỗi lầm mà con phạm phải, bố mẹ dùng những từ ngữ nặng nề để chì chiết và hạ thấp năng lực, danh dự của con. Thậm chí, nhiều gia đình phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực của trẻ chỉ vì con không đạt được kết quả như kỳ vọng.

      Những lời la mắng nặng nề từ bố mẹ khiến con trẻ hình thành tâm lý tiêu cực và bi quan. Trẻ cho rằng bản thân không có năng lực và không đủ khả năng để làm được bất cứ việc gì. Liên tục bị la mắng khiến trẻ cảm thấy không khí gia đình nặng nề, mệt mỏi và bắt đầu hình thành những suy nghĩ bi quan về hôn nhân.

      3. Sống xa cách gia đình:

      Do khác biệt về thế hệ nên giữa cha mẹ và con cái luôn tồn tại khoảng cách. Khoảng cách này sẽ ngày càng xa cách hơn nếu bố mẹ liên tục quát mắng con cái và thiếu sự thấu hiểu, chia sẻ.

      Trẻ nhỏ không đủ sâu sắc để hiểu được ẩn ý sâu xa trong những lời la mắng của bố mẹ. Chúng chỉ đơn giản cho rằng, bản thân và bố mẹ đang ở trạng thái đối lập. Thay vì dành tình yêu thương cho gia đình, trẻ sẽ hình thành tâm lý phòng thủ và e dè.

      Thông thường, con trẻ sẽ rất nhanh quên đi những chuyện không vui trong cuộc sống. Thế nhưng nếu tình trạng la mắng lặp đi lặp lại, khoảng cách giữa trẻ và gia đình sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Bởi lúc này, trẻ không cảm nhận được sự quan tâm hay tình yêu thương mà chỉ nhận được những lời la mắng, quát tháo nặng nề.

      Vì liên tục bị la mắng nên trẻ sợ trò chuyện với bố mẹ. Nỗi sợ này ngăn cản trẻ chia sẻ với gia đình những vấn đề, phiền toái phải đối mặt trong cuộc sống. Trẻ cũng hiếm khi chia sẻ tâm tư tình cảm và những băn khoăn về tuổi mới lớn. Thay vì tìm sự giúp đỡ từ gia đình, con trẻ sẽ học cách đối mặt mọi thứ một mình. Điều này vô tình đẩy con ra xa và thậm chí có một số trường hợp con thù gét cha mẹ.

      4. Rất khó kiểm soát cảm xúc:

      Bố mẹ thường la mắng con cái khi đang giận dữ và nóng nảy. Thể hiện sự tức giận trước mặt con trẻ sẽ khiến trẻ hình thành phản ứng và thái độ tương tự. Đa phần những trẻ bị bố mẹ la mắng thường xuyên đều khó kiểm soát cảm xúc – nhất là sự nóng nảy, cáu kỉnh và bực dọc.

      Trẻ thường thể hiện sự nóng giận với những người yếu thế hơn như em trai, em gái hoặc bạn bè trong trường. Trong trường hợp này, trẻ cho rằng sự la mắng là hình thức giải tỏa cảm xúc của bản thân và trừng phạt người đã khiến mình bực dọc. Học cách kiểm soát cảm xúc là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Những trẻ không có kỹ năng này sẽ gặp nhiều phiền toái khi học tập và làm việc. Thường xuyên nóng nảy, bực dọc cũng khiến cho trẻ dễ phát sinh mâu thuẫn và xung đột với những người xung quanh.

      5. Hình thành tâm lý chống đối:

      La mắng là một trong những hình thức trách phạt con cái. Nếu la mắng đúng thời điểm và có chừng mực trong lời nói, con cái sẽ tiếp thu lời dạy của bố mẹ và có những thay đổi tích cực hơn. Ngược lại, tình trạng la mắng thường xuyên sẽ khiến cho con cái hình thành tâm lý chống đối và thù địch.

      Con trẻ thường có tâm lý nhạy cảm và bất ổn – nhất là trẻ trong giai đoạn dậy thì. Thông thường, trẻ sẽ không thể hiện sự chống đối một cách rõ ràng mà chỉ biểu hiện “ngấm ngầm”. Một số trẻ lựa chọn lối sống đồi trụy, thiếu lành mạnh như hình phạt dành cho bố mẹ. Vì vậy, thay đổi cách giáo dục hà khắc và uy quyền là vô cùng cần thiết.

      6. Gia tăng các vấn đề tâm lý khác:

      Ngoài những ảnh hưởng trên, cha mẹ la mắng con thường xuyên còn gia tăng các vấn đề tâm lý. Đối mặt với những lời nói nặng nề, con trẻ thường phải chịu đựng thay vì có quyền giải thích và chia sẻ. Về lâu dài, những uất ức từ gia đình cộng với áp lực học tập và mâu thuẫn với thầy cô, bạn bè khiến con khó tránh khỏi các vấn đề tâm lý.

      • Trầm cảm: Trầm cảm là dạng rối loạn cảm xúc phổ biến nhất hiện nay. Bệnh lý này đặc trưng bởi khí sắc giảm thấp, trẻ trở nên u uất, buồn rầu, bi quan, cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng và mất đi hứng thú với mọi thứ. trầm cảm ở trẻ em có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng thường có liên quan đến áp lực gia đình.
      • Rối loạn lo âu: Thường xuyên la mắng khiến trẻ hình thành tâm lý tiêu cực, bi quan, luôn lo lắng về kết quả học tập và tương lai. Một số trẻ có thể phát triển chứng rối loạn lo âu lan tỏa do phải đối mặt với những lời chì chiết và trách móc từ bố mẹ.
      • Hội chứng Self Harm: Hội chứng Self Harm (hội chứng tự hủy hoại bản thân) thường gặp ở người trẻ và thanh thiếu niên. Hội chứng này xảy ra chủ yếu ở người bị đàn áp về mặt tinh thần trong một thời gian dài. Do đó, nhiều khả năng trẻ sẽ phát triển chứng Self Harm nếu bố mẹ tiếp tục la mắng con cái vô cớ.

      Lời khuyên cho những cha mẹ hay la mắng con trẻ

      Vốn dĩ Gia đình là nơi có tình yêu thương để con trẻ mỗi khi gặp khó khăn sẽ hướng về. Nhưng việc la mắng sẽ khiến trẻ xa lánh người thân và rất ngại chia sẻ, trở nên phòng thủ, chống đối. Dần dần sẽ mất liên kết với người thân.

      Thực tế, la mắng con cái không phải là cách giáo dục xấu. La mắng đúng lúc và chừng mực trong lời nói sẽ giúp con ý thức được lỗi lầm. Tuy nhiên, rất khó để có thể kiểm soát lời nói trong khi đang nóng nảy và tức giận. Dưới đây là một số lời khuyên cho cha mẹ hay la mắng, chửi rủa con cái:

      • Không ai muốn bị la mắng và con trẻ cũng vậy. Do đó, bố mẹ chỉ nên mắng con khi thực sự cần thiết, đồng thời cần hạn chế la mắng thường xuyên và vô cớ.
      • Khi quá nóng giận, bố mẹ nên tránh mặt con trong một thời gian để kiểm soát cảm xúc. Khi đã bình tĩnh hơn, nên trò chuyện và trách mắng trẻ bằng lời nói chừng mực, phù hợp. Ngoài việc la mắng, cần có hình phạt thích hợp với lứa tuổi. Chẳng hạn như phạt trẻ không được xem ti vi, chơi máy tính, phải làm việc nhà hoặc cắt giảm tiền tiêu vặt.
      • Chỉ ra lỗi sai cho con và hướng dẫn con cách giải quyết hợp lý hơn để tránh tái phạm. Thực tế, nhiều phụ huynh chỉ la mắng mà không trang bị cho con giải pháp. Điều này khiến cho con liên tục tái phạm lỗi sai và thường xuyên bị trách mắng.
      • Đặt mình vào vị trí của con để hiểu hơn về cảm xúc, tâm tư tình cảm. Không nên áp đặt và kiểm soát con cái quá mức.
      • Dành nhiều thời gian chia sẻ để nắm rõ những khó khăn mà con gặp phải. Nên có sự hỗ trợ kịp thời để con có thể vượt qua thử thách với sự đồng hành của bố mẹ.
      • La mắng quá nhiều khiến trẻ cho rằng bố mẹ không yêu thương và quan tâm mình. Vì vậy, gia đình nên la mắng đúng lúc và nên có phần thưởng khi trẻ ngoan ngoãn, chủ động trong học tập và phụ giúp bố mẹ việc nhà. Thưởng phạt hợp lý sẽ giúp con ý thức được hành vi nào nên phát huy và chủ động thay đổi những thói quen, hành động không phù hợp.
      • Nếu không tìm được phương pháp giáo dục phù hợp, bố mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. Tư vấn tâm lý sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về con, qua đó có phản ứng, cách cư xử và thái độ mềm mỏng, tinh tế hơn.

      Qua bài chia sẻ này. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ hiểu hơn về tâm lý con trẻ và điều chỉnh phương pháp giáo dục sao cho phù hợp, tránh gây nên tình trạng ức chế tâm lý cho trẻ. Nếu có khúc mắc gì hãy liên hệ chuyên gia tâm lý để được tư vấn nhé!

      Dr PSY Việt Nam - Chậm nói & Chậm phát triển

      Home
      Hotline
      Chỉ đường
      Liên hệ
      Zalo Chat