Rối loạn lo âu ở trẻ bắt đầu vào lớp 1!
Trong giai đoạn các con bước vào lớp 1 là một mốc đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong cuộc đời của con, đây là thời gian con rời xa vòng tay của cha mẹ bước vào môi trường mới đầy lạ lẫm, đòi hỏi sự tự giác của các con để trưởng thành và khôn lớn hơn. Đối với các con đối mặt với sự mới lạ, khó có thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và những rụt rè ban đầu, còn đối với cha mẹ rất quan tâm đến việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để con học lớp 1.
Một trong những trở ngại có thể gặp ở con là tâm lý lo sợ khi cha mẹ không ở bên. Vì thế, để chuẩn bị tốt nhất cho con thì điều quan trọng hơn hết cha mẹ cần phải biết rõ một số đặc điểm tâm lý chi phối hoạt động học tập của con như: về ngôn ngữ, về tri giác, về trí tưởng tượng, về sự chú ý, tập trung. Nếu sự sợ hãi này trở nên trầm trọng, con dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu. Đi kèm rối loạn lo âu là trầm cảm, rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD), rối loạn học tập.
Vì sao trẻ có rối loạn lo âu?
Biểu hiện trẻ rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu ở trẻ thường có nhiều triệu chứng khác nhau, vì thế các biểu hiện có thể khác nhau. Nhưng đa số có chung biểu hiện sau đây:
- Lo lắng quá mức, không tập trung chú ý, sợ hãi.
- Lo âu cao độ và kéo dài do xa cách cha mẹ, gia đình, môi trường thân thuộc, sợ người thân đi không về.
- Lo sợ không có cơ sở thực tế và kéo dài là tai họa sẽ xảy ra làm trẻ phải chia ly với người thân (sợ bản thân hay cha mẹ bị tai nạn hay ốm đau, sợ bị lạc, bị bắt cóc và không bao giờ tìm lại được cha mẹ).
- Con không chịu đi học kéo dài, chỉ muốn ở nhà với người có quan hệ gắn bó, níu bám cha mẹ, khó hòa nhập môi trường mới.
- Rối loạn giấc ngủ: đòi mẹ hay người có quan hệ gắn bó nằm bên cạnh cho đến khi đã ngủ, sợ bóng tối, khó ngủ, ác mộng… Trẻ có vẻ buồn, hay kêu khóc. Trẻ khóc, bám vào cha mẹ, nổi cơn giận dữ, có biểu hiện ức chế đến mực câm nín.
- Tránh né các tình huống xã hội, xuất hiện dưới dạng e thẹn quá mức. Trẻ có thể phản ứng bằng cách khó chịu khi có sự hiện diện của người lạ. Trẻ thường từ chối tham gia chơi nhóm, đứng bên ngoài hoạt động xã hội, ưa thích có sự đi kèm của người lớn vào trong nhóm bạn.
- Các hoạt động vui chơi đối với trẻ như: sinh nhật, giờ ra chơi, tiệc… là nguyên nhân gây khó chịu cho trẻ.
- Các triệu chứng cơ thể: run tay chân, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, tăng nhịp tim, đỏ mặt, hoảng loạn, có lúc trẻ cảm thấy như bị ngất, mất khả năng kiểm soát ruột – dạ dày.
- Một số trẻ “sợ ma”, sợ ở nhà một mình, đi vệ sinh phải có cha mẹ dẫn đi.
Các lo sợ kể trên ở mức độ nhẹ thường rất hay gặp ở các con, các con sẽ dần thích nghi. Còn những trẻ mức độ nặng sẽ gây rối loạn sự thích ứng của trẻ với gia đình, bạn bè, trường học thì lúc này trẻ cần được cho đi khám và điều trị. Trẻ thiếu các kỹ năng thực hành xã hội, thiếu sự tự tin, nhút nhát, né tránh xã hội dẫn đến việc trẻ bị từ chối trong các mối quan hệ bạn bè.
Cha mẹ cần làm gì khi con mắc rối loạn lo âu?
Khi có con trong độ tuổi này, cha mẹ hay theo dõi và để ý đến con không được chủ quan về các hành vi khác thường của con. Có những biểu hiện của sự rối loạn lo âu thì cha mẹ nên tìm đến chuyên gia tâm lý để test tình trạng tâm lý của con để có những phương pháp điều trị tâm lý hiệu quả, tránh những tình trạng tâm lý của con có những bất ổn về sau. Cũng tùy theo mức độ của con, cha mẹ có thể tham gia cùng con trong quá trình trị liệu đó trường hợp con có biểu hiện rối loạn lo âu, sợ hãi, cha mẹ có thể đưa ra tình huống và cùng với con tháo gỡ khó khăn của tình huống. Nếu trẻ sợ bóng tối, cha mẹ có thể để đèn ngủ trong phòng khi con ngủ hoặc nhắc nhở con mở đèn khi cần.
Mách cha mẹ cách phòng ngừa
Giai đoạn bắt đầu đi học tiểu học là một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, đánh dấu sự hòa nhập của con với xã hội, với các mối quan hệ mới. Con có thể có nhiều lo lắng khi làm quen với môi trường mới. Do đó, cha mẹ cần quan tâm để hỗ trợ con, giúp con vượt qua những khó khăn ban đầu cũng như phát hiện sớm những rối loạn lo âu ở con. Phát hiện sớm và xử trí kịp thời những rối loạn này sẽ giúp con thích ứng tốt với hoàn cảnh xung quanh.
[catlist pagination=yes numberposts=10]