Menu Đóng

Tại sao trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD)?

Vì sao hiện nay trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) đều có dấu hiệu gia tăng? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc. Nhưng các bậc làm cha làm mẹ có biết rằng con có dấu hiệu trên là do bố mẹ hay không? Thực sự bố mẹ có bỏ quên con mình trong hành trình lớn lên và phát triển của con, lúc nào cũng trong trạng thái bận rộn không có thời gian đồng hành cùng con, để con chơi một mình, làm bạn với tivi hay chiếc điện thoại. Lâu dài bố mẹ sẽ không kiểm soát được hành động, ngôn ngữ cử chỉ của con. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn xa lạ không hiểu bệnh ADHD là gì?

ADHD là gì?

ADHD là (tên viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder) tăng động giảm chú ý, nó là một trong những rối loạn thường gặp ở trẻ em như: tăng động-hiếu động thái quá, suy giảm khả năng chú ý tập trung, hay phấn khích, kích động. Các rối loạn này thường gây hậu quả nặng nề đến học tập và quan hệ xã hội của trẻ…

Biểu hiện, hành vi ở trẻ bị tăng động

  • Hiếu động không kiên trì, không ngồi yên một chỗ
  • Tay chân hay ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi
  • Thường rời bỏ chỗ ngồi trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên
  • Hay chạy nhảy, leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp
  • Khó tham gia những trò chơi phải di chuyển hoặc nói quá nhiều

Biểu hiện sự thiếu tập trung giảm chú ý ở trẻ

  • Quên làm các công việc hằng ngày.
  • Dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài
  • Không thể tập trung, chú ý nhiều vào các chi tiết
  • Có vẻ không lắng nghe người khác khi nói chuyện
  • Khó khăn khi thực hiện các hoạt động cần tính tổ chức.
  • Khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi
  • Không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn thành bài tập ở trường, công việc nhà.
  • Né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần trong thời gian dài.

Biểu hiện sự bốc đồng

  • Làm gián đoạn hoặc quấy rầy hoạt động của người khác
  • Nói to, cười to hoặc dễ dàng trở lên cáu kỉnh trong những tình huống không cần thiết
  • Không thể chờ đợi đến lượt mình hoặc không thể chia sẻ với ai khiến trẻ khó chơi chung với các bạn
  • Thường khó kiềm chế cảm xúc, dễ hành xử một cách nguy hiểm mà không quan tâm đến hiệu quả

Nguyên nhân trẻ bị ADHD

Nói về nguyên nhân gây gây nên bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ thì hiện nay chưa có đầy đủ thông tin nói về bệnh này.

Các phương pháp trị liệu

Nếu chẩn đoán phát hiện trẻ có những dấu hiệu bị ADHD thì chắc hẳn bố mẹ không tránh khỏi sự lo lắng, thay vì lo lắng thì bố mẹ hãy bình tĩnh để trang bị đầy đủ những kiến thức về trẻ bị về căn bệnh cũng như các phương pháp điều trị giúp con vượt qua. Bởi vì, cho dù trẻ có dùng các phương pháp gì đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất vẫn nằm ở sự quan tâm và tính kiên nhẫn của bố mẹ, bởi các rối loạn này cần cải thiện từ từ, chứ không phải ngày một ngày hai khỏi được.

Dùng thuốc:

Trẻ chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và bắt buộc phải kết hợp với liệu pháp tâm lý. Những trẻ tăng động giảm chú ý được điều trị sớm có tiên lượng tốt hơn.

Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của sự thiếu chú ý và quá hiếu động. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị thay thế thuốc đã được thử nghiệm bao gồm:

  • Yoga hay thiền giúp trẻ thư giãn và học tính kỷ luật.
  • Chế độ ăn đặc biệt: loại bỏ một số thực phẩm như đường và chất gây dị ứng phổ biến như lúa mì, sữa và trứng. Bổ sung các loại vitamin, vi chất dinh dưỡng và axit béo thiết yếu.
  • Luyện tập cách phản hồi thần kinh giúp trẻ học cách giữ cho các sóng não ở phía trước hoạt động tốt.
  • Tập thể dục có thể có tác động tích cực đến hành vi của trẻ với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý.

Liệu pháp hành vi:

Bố mẹ hãy dùng những lời nói và hành động của mình để điều hướng những hành vi của trẻ theo hướng tích cực. Tuy nhiên chỉ nên điều chỉnh từ hành vi một thôi nhé! Bố mẹ đặt nhiều mục tiêu cùng một lúc thì sẽ gây những tâm lý ức chế cho con. Trong trường hợp hợp trẻ làm không đúng thì bố mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở, chứ đừng là mắng hay cáu gắt đánh con. Bố mẹ hãy kiên nhẫn theo dõi con phát triển theo từng ngày nhé!

Giảm căng thẳng cho trẻ:

Những trẻ bị tăng động giảm chú ý luôn trong cái cảm giác bồn chồn, lo lắng, khó kiềm chế được cảm xúc. Trong trường hợp trẻ quá lo lắng sẽ khiến cho tình trạng của trẻ bị nặng hơn, vì thế không nên gây căng thẳng cho trẻ thay vào đó hãy học cách chơi với trẻ, cho trẻ nghe nhạc, đọc chuyện cho trẻ nghe, cho trẻ tiếp xúc khám phá thế giới quan bên ngoài…

Liệu pháp tâm lý:

  • Đối với từng học sinh có biểu hiệu tăng động giảm chú ý, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để hỗ trợ quá trình điều trị cho trẻ. Việc chữa trị cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ mau hồi phục và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn. Điều trị tâm lý là biện pháp cốt lõi cho trẻ.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, nêu những hành vi tốt được mong đợi ở trẻ, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.
  • Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội: giúp trẻ dễ dàng hòa mình vào cuộc sống và môi trường học tập.
  • Hỗ trợ và tư vấn gia đình cách quan tâm đến trẻ: cha mẹ cần dành thời gian hơn trong việc quan tâm và nhắc nhở trẻ, nhất là việc thống nhất cách nuôi dạy trẻ.
  • Bài tập tăng cường vận động hợp lý: các bài tập vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp, làm chủ vận động và trương lực cơ, một số bài tập còn giúp tăng sự tập trung chú ý ở trẻ.
  • Trò chơi trị liệu phù hợp: giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi. Không nên chơi những trò chơi kích thích ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Việc đi bộ, tập thư giãn giúp làm giảm mức độ tăng hoạt động ở trẻ.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

  • Hỗ trợ và tư vấn gia đình cách quan tâm đến trẻ: cha mẹ cần dành thời gian hơn trong việc quan tâm và nhắc nhở trẻ, nhất là việc thống nhất cách nuôi dạy trẻ.
  • Việc chữa trị cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ mau hồi phục và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn. Điều trị tâm lý là biện pháp cốt lõi cho trẻ.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, nêu những hành vi tốt được mong đợi ở trẻ, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.
  • Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội: giúp trẻ dễ dàng hòa mình vào cuộc sống và môi trường học tập.
  • Bài tập tăng cường vận động hợp lý: các bài tập vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp, làm chủ vận động và trương lực cơ, một số bài tập còn giúp tăng sự tập trung chú ý ở trẻ.
  • Trò chơi trị liệu phù hợp: giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi. Không nên chơi những trò chơi kích thích ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Việc đi bộ, tập thư giãn giúp làm giảm mức độ tăng hoạt động ở trẻ.

Yêu cầu tư vấn

TS09 - DrPSY
Home
Hotline
Chỉ đường
Liên hệ
Zalo Chat