Trầm cảm ở tuổi dạy thì như thế nào?

Tuổi dậy thì thường có những thay đổi về mặt tính cách, cảm xúc, tâm sinh lý.. con thường có xu hướng nổi loạn hơn trước để chứng tỏ bản thân. Do đó các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì đôi lúc sẽ bị lu mờ dần khiến cha mẹ khó phát hiện ngay. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực nên cần tìm hướng can thiệp càng sớm càng tốt.
Trầm cảm ở tuổi dạy thì như thế nào?
Trầm cảm ở tuổi dạy thì là một tình trạng sức khỏe tinh thần có thể khiến trẻ dậy thì cảm thấy buồn bã kéo dài, và mất đi sự quan tâm với các hoạt động thường ngày. Những trẻ này có biểu hiện thường gặp là cảm giác buồn chán, tiêu cực kéo dài và dần không còn hứng thú với những hoạt động bên ngoài, thậm chí các trò chơi, lĩnh vực đã từng yêu thích.
Trẻ em dậy thì có nhận thức và nhân cách chưa phát triển hoàn chỉnh, nên bệnh lý trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể để lại những hậu quả nặng nề. Nếu gia đình không quan tâm và nâng đỡ trẻ trong giai đoạn này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.
Nguyên nhân gây trầm cảm ở tuổi dạy thì?
Có rất nhiều yếu tố gây ra trầm cảm ở tuổi dậy thì, trong đó phần lớn liên quan đến những tác nhân từ ngoài môi trường có tác động đến tâm lý, tinh thần của mỗi người. Vốn dĩ độ tuổi này đã khá ẩm ương và nhạy cảm, ngưỡng chịu đựng stress cũng rất thấp nên khi phải đối diện với những khó khăn hay căng thẳng càng khiến trẻ dễ rơi vào tiêu cực hơn.
Theo các chuyên gia, chưa thể xác định nguyên nhân trực tiếp gây trầm cảm ở tuổi dậy thì nhưng có thể xác định bệnh có liên quan đến các yếu tố sau:
Những dấu hiệu cho thấy ở tuổi dạy thì trẻ bị trầm cảm
Dấu hiệu về cảm xúc
Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện các dấu hiệu về cảm xúc:
- Thiếu tự tin về bản thân.
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi.
- Cảm thấy tuyệt vọng hoặc trống rỗng.
- Tâm trạng cáu kỉnh hoặc khó chịu.
- Thờ ơ hoặc dễ xung đột với gia đình và bạn bè.
- Thường xuyên có ý nghĩ tự tử hoặc nghĩ về chết chóc.
- Thất vọng hoặc tức giận, thậm chí chỉ vì những vấn đề nhỏ.
- Cảm giác buồn bã khiến trẻ la hét, khóc lóc mà không rõ lý do.
- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động thông thường.
- Luôn có cảm giác rằng cuộc sống và tương lai thật nghiệt ngã và ảm đạm.
- Gặp khó khăn khi suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.
- Cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối hoặc thất bại và kỳ vọng được an ủi nhiều hơn.
- Sửa lỗi về những sai lầm trong quá khứ hoặc tự trách bản thân hoặc tự phê bình thái quá.
Dấu hiệu về những hành vi
Bên cạnh cảm xúc thất thường; cha mẹ cũng nên theo dõi cả những triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì với những thay đổi về hành vi của trẻ:
- Tránh né các tương tác xã hội; thu mình và cô lập bản thân.
- Mệt mỏi và uể oải.
- Sử dụng rượu hoặc chất kích thích.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Lên kế hoạch tự tử hoặc cố gắng tự tử.
- Ít chú ý đến vệ sinh cá nhân hoặc ngoại hình.
- Thành tích học tập kém hoặc nghỉ học thường xuyên.
- Chậm chạp khi suy nghĩ, nói hoặc chuyển động cơ thể.
- Tự làm tổn thương mình như rạch tay, xỏ tai hoặc xăm mình.
- Kích động hoặc bồn chồn đi qua lại, vặn vẹo tay hoặc không thể ngồi yên.
- Thay đổi khẩu vị như cảm giác chán ăn và giảm cân; hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.
- Những cơn giận dữ bùng phát, hành vi gây rối hoặc mạo hiểm; hoặc các hành vi bốc đồng khác.
- Thường xuyên than phiền về đau nhức cơ thể không giải thích được; thường xuyên đến phòng y tế.
Sự thay đổi hormone mạnh mẽ, trẻ dậy thì thường nhạy cảm hơn với lời nói của người khác cùng những sự kiện, tình huống xảy ra trong cuộc sống. Do đó, nhà trường cùng gia đình cần quan tâm đặc biệt đến trẻ ở độ tuổi dậy thì nhất là những trẻ bị ảnh hưởng tâm lý.
Trầm cảm tuổi dạy thì có những hệ lụy gì?
Trầm cảm được coi là căn bệnh của thời đại bởi tỷ lệ bệnh nhân đang có xu hướng tăng dần theo thời gian, song song với sự phát triển của xã hội. Trẻ trong tuổi dậy có ngưỡng chịu đựng stress, căng thẳng thường rất thấp và khi rơi vào tình trạng này, con cũng không biết nên làm thế nào để xử lý.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì gây ảnh hưởng lớn cả khía cạnh thể chất, tinh thần, làm thay đổi tư duy và giảm sút năng lực cá nhân của mỗi người. Sự bi quan tiêu cực khiến con ngày càng khép mình, không dám thể hiện bản thân và bỏ lỡ rất nhiều cơ hội thể hiện tài năng hay thực hiện ước mơ của bản thân. Con dần xa cách mọi người, không muốn chia sẻ khiến trạng thái tinh thần lúc nào cũng nặng nề.
Đáng buồn hơn, không ít trẻ dậy thì bị trầm cảm nhưng không biết cách xử lý nên chọn những phương pháp tiêu cực như sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, chạy xe quá tốc độ cho dù chưa đủ tuổi. Tinh thần bất ổn, dễ kích động và lòng tự trọng bị hạ thấp quá mức cũng khiến trẻ có xu hướng bạo lực, gây tổn hại cho bản thân và người xung quanh khi cảm thấy đang bị xúc phạm.
Đáng buồn nhất chính là tình trạng trẻ ở tuổi dậy thì tự tử do trầm cảm đang có xu hướng gia tăng ngày càng mạnh mẽ hiện nay. Chỉ trong vài tháng gần đây, không ít những câu chuyện về việc các bạn học sinh nhảy lầu, uống thuốc ngủ tự tử chỉ vì trầm cảm bởi áp lực quá lớn về học tập, gia đình. Đây chính là hồi chuông cảnh báo rõ rệt nhất về mức độ nguy hiểm của trầm cảm ở tuổi dậy thì mà các bậc phụ huynh tuyệt đối không được lơ là.